Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim "nhậu", đất Mỹ không có "cồn" mới là điều lạ lùng?

HM, Theo Trí Thức Trẻ 16:11 02/03/2020

Liên quan tới quy định về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, sân khấu tại Việt Nam, màn ảnh của các nước phổ biến với khán giả Việt có câu chuyện ra sao?

Một trong những thông tin đáng chú ý cho giới điện ảnh, truyền hình tại Việt Nam gần đây chính là nội dung chi tiết về Nghị định 24/2020/NĐ-CP của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Cụ thể, việc sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong các sản phẩm điện ảnh, truyền hình, sân khấu phải đảm bảo những yêu cầu được ghi cụ thể tại điều 4 chương II của Nghị định 24. So với nhiều nền phim ảnh trên thế giới, quy định này vẫn chưa thực sự nhận được đồng tình của khán giả, cho rằng sẽ mất đi tính nghệ thuật hay chân thực từ những dự án phản ánh đời sống thực. Tuy nhiên, quy định này vẫn tất yếu nhận được sự đồng tình, nhất là từ những tín hiệu tích cực về sự giảm thiểu tai nạn giao thông sau khi quy định mới được nhà nước đưa ra.

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 1.

Hoa Hồng Trên Ngực Trái là một trong những phim truyền hình Việt nổi tiếng gần đây có nhiều cảnh say xỉn vì sử dụng rượu bia.

Không có điều luật về hạn chế rượu bia, phim ảnh Hàn Quốc có gì?

Tại Hàn Quốc, tuy không có điều luật về việc hạn chế rượu bia trên màn ảnh, nền phim ảnh xứ kim chi vẫn có vô số quy định được đưa ra bởi Ủy ban tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc (viết tắt là KCSC) đối với phim ảnh kiểm soát sát sao mỗi ngày. Trong câu chuyện văn hóa, Hàn Quốc được biết tới câu chuyện gà và bia, "món ăn tủ" sau giờ làm trong phần lớn phim công sở. 1001 cảnh các nhân vật trong phim uống soju ngay ngoài cửa hàng tiện lợi đến say xỉn, miễn là đủ tuổi. Hay tới những bộ phim chuyên về chủ đề "nhậu" như Drinking Solo (Uống Rượu Một Mình) và gần nhất chính là Itaewon Class (Tầng Lớp Itaewon), việc "nhậu" đã là câu chuyện thường tình trong các bộ phim Hàn.

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 2.

Câu chuyện "nhậu nhẹt" đã quá quen trên màn ảnh nhỏ Hàn Quốc, nhất là phim ở đài cáp.

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 3.

Drinking Solo còn là một phim truyền hình "chuyên về nhậu".

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 4.

Màn ảnh Hàn còn quảng cáo soju cơ mà!

Nhưng nếu là một mọt phim của truyền hình Hàn Quốc, khán giả việt sẽ không ít lần tìm thấy tin tức về những bộ phim bị "sờ gáy" về nội dung quá bạo lực, phản cảm hay quá "nóng bỏng" để phát sóng trên truyền hình. Một số trường hợp tiêu biểu có thể kể tới cảnh "tra tấn bằng xi măng" trong The Last Empress (Hoàng Hậu Cuối Cùng), cảnh Ji Chang Wook "ở trần" ẩu đả trong phòng tắm chung hay cảnh thay đồ của Kim Yoo Jung trong Moonlight Drawn By Clouds (Mây Họa Ánh Trăng), cảnh cưỡng hiếp,...

Phim Hàn từ các đài truyền hình trung ương như KBS hay SBS đều từng bị "sờ gáy".

Câu chuyện tranh cãi về cảnh hút thuốc cũng đã xảy ra không ít lần, Reply 1988 (Lời Hồi Đáp) cũng đã từng bị KCSC "sờ gáy" và buộc phải loại bỏ những cảnh đó trong các tập phim sau này, dù nhân vật đã đủ tuổi cả trong lẫn ngoài phim để thực hiện phân đoạn đó. Khán giả cũng sẽ khó có thể tìm thấy một nhân vật hút thuốc trong các bộ phim thuộc đài trung ương KBS, MBC hay SBS trong thời gian gần đây mà chỉ xuất hiện trong các dự án đài cáp. Và việc làm mờ các phân cảnh hút thuốc cũng đã được thực hiện trong hai năm gần đây.

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 6.

Nhân vật Nam Bo Ra trong Reply 1988 từng bị KCSC "sờ gáy" vì hút thuốc.

Vậy còn nền phim ảnh Hoa Ngữ và một nền nghệ thuật tự do như đất Mỹ thì sao?

Giống với Hàn Quốc, hai nền phim ảnh lớn khác phổ biến với khán giả Việt như Mỹ và Hoa Ngữ cũng chưa có điều luật nào quy định vấn đề hạn chế rượu bia trên màn ảnh. Đối với phim ảnh đất Mỹ, việc các nhân vật sử dụng chất cấm cũng đã không còn là điều quá xa lạ trên màn ảnh. Những nội dung được cho là cổ xúy hành động của trẻ vị thành niên cũng đã nhiều lần được đưa lên màn ảnh với nhiều mục đích: giáo dục giới tính, cho thấy hậu quả nếu phạm phải.

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 7.

Cảnh phim trong House of Cards.

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 8.

Sideways năm 2004 từng "tạo trend" bia rượu.

Còn đối với màn ảnh Hoa Ngữ, tiêu chuẩn kiểm duyệt phim truyền hình Hoa Ngữ của Tổng cục được công bố rộng rãi hiện chỉ dừng ở mức thể loại. Được công bố vào tháng 10 năm ngoái, tiêu chuẩn của Tổng cục đã từng gây chú ý khi cấm phim đồng tính, thể loại học đường không được yêu sớm và hơn 20 gạch đầu dòng khác để các NSX tuân theo đúng quy định. Khi theo dõi các phim truyền hình, câu chuyện sử dụng rượu bia cũng là yếu tố thường xuyên xuất hiện, ví dụ như phim tình cảm sẽ là "mượn rượu tỏ tình" hay thậm chí là tình một đêm.

Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 9.
Chuyện rượu bia trên màn ảnh thế giới: Hàn Quốc có chuyên dòng phim nhậu, đất Mỹ không có cồn mới là điều lạ lùng? - Ảnh 10.

Màn ảnh Hoa Ngữ quảng cáo rượu bia còn chả hết.

Tạm kết

Tuy thuộc vào văn hóa và quy chuẩn mỗi nước, các bộ luật đối với phim truyền hình được đưa ra dựa trên sự thảo luận chặt chẽ và xem xét của các bộ phận kiểm duyệt và tiêu chuẩn hình ảnh phát sóng phù hợp cho các độ tuổi xem truyền hình. Cho đến thời điểm hiện tại, điều luật cũng chưa thực sự chỉ rõ phân cảnh thế nào là phù hợp, thế nào là chưa phù hợp để phát sóng và lưu hành tại Việt Nam. Việc các điều luật này giải thích rõ hơn về việc hạn chế hình ảnh sử dụng rượu bia sẽ giúp khán giả nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cũng như bỏ ra sau những thắc mắc về việc tại sao lại hạn chế phát sóng và tiếp tục thưởng thức những yếu tố thu hút khác của mỗi dự án.