Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau

Minh Đức, Design: Hà Mĩ, Theo Trí Thức Trẻ 08:07 11/04/2020
Chia sẻ

Trên khắp thế giới, lịch sử của thế giới hiện tại đang được lưu giữ bằng những câu chuyện và vô vàn bức tranh sống động.

Trước khi thế giới bước vào cơn khủng hoảng cùng đại dịch COVID, Ady, cô bé 8 tuổi sống tại vùng Vịnh San Francisco có đọc cuốn tự truyện về Anne Frank. Cô bé nhận ra rằng, những năm tháng mình đang sống này đây cũng sẽ trở thành lịch sử. Chính vì vậy, Ady quyết định sẽ viết nhật ký.

Trong những trang đầu tiên của cuốn nhật ký, cô bé kể lại chuyện, rằng việc đánh giá kết quả hội chợ khoa học trong hạt của cô bé sẽ được tiến hành qua điện thoại, không phải với cá nhân từng người. “Không công bằng!!!”, cô bé hóm hỉnh chơi chữ. “Haha, buồn cười ghê”.

Khi hạt Santa Cruz ban bố lệnh tạm trú tại chỗ, ai ở đâu ở đấy vào hôm 16/3, cô bé đã viết trong nhật ký. “Cháu THỰC SỰ sợ”, cô bé viết. “Mọi người có biết là nó tồi tệ lắm không khi cháu phải học clarinet qua máy tánh!!” - cô bé còn viết sai chính tả.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 1.

Sự lây lan của virus Corona khiến nhiều người phải ở nhà. Họ đang có nhiều cách để ghi lại trải nghiệm của mình khi sống qua đại dịch. Những cuốn nhật ký với chữ viết và hình ảnh: Tủ đồ tích trữ, khung cửa sổ, những câu hỏi về tương lai, sự lo lắng cho hiện tại.

Đằng sau những trang giấy và trang vẽ đó là sự lo lắng, sợ hãi khi thế giới dường như đang tạm dừng. “Mọi người có thể nói bất cứ điều gì mình muốn và không ai đánh giá cả”, Ady trả lời phỏng vấn qua điện thoại và kể về cuốn nhật ký. “Không có ai nói bạn là đồ nhát cáy”.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 2.

Trước khi Tây Ban Nha tiến hành phong tỏa, Ruth Manning đã vẽ lại thị trấn Miraflores de la Sierra nằm phía bắc của Madrid nơi con gái cô từng sống suốt 15 năm qua.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 3.

Sau khi bị cách ly, cô đã vẽ chiếc bồn rửa.

Khi các nhà sử học tương lai tổng hợp lại dữ liệu về cuộc sống của mọi người trong đại dịch COVID, những câu chuyện như vậy có lẽ sẽ được chú ý đầu tiên.

“Nhật ký và những câu chuyện chính là tài liệu có giá trị”, Jane Kamensky, một giáo sư chuyên ngành lịch sử Mỹ tại đại học Harvard chia sẻ. “Đó là những bằng chứng chân thật nhất giúp chúng ta hiểu được thế giới nội tâm của mỗi người”.

Lịch sử thường không được kể bởi những người có tiếng nói trong một giai đoạn, kể cả họ là những nhân vật trung tâm. Thay vào đó, nó thường được tái hiện bởi câu chuyện cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất về lịch sử - “A midwife’s tale” của Laurel Thatcher Ulrich, được lấy cảm hứng từ cuốn nhật ký của một phụ nữ sống tại Maine từ năm 1785 tới năm 1812. Tác phẩm đã giành được giải Pulitzer.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 4.

Nó không còn là một hành trình bên ngoài, nó là chuyến phiêu lưu bên trong mỗi người, Adina-Mihaela Tudor, một kiến trúc sư 36 tuổi người Romania chia sẻ.

“Tính cá nhân được thể hiện trong các cuốn nhật ký cho chúng ta cái nhìn chân thực về thời kỳ lịch sử”, Calore lone Lewis, một người viết nhật ký và tác giả của cuốn “Pride of Family: Four Generations of American Women of Color”, cuốn sách lấy nội dung từ chính những trang nhật ký của họ hàng cô, chia sẻ.

Những trang nhật ký hiện tại đều gửi gắm những trải nghiệm trong thời gian cách ly của mọi người. Một vài người đã ghi lại những số liệu: Số ca mắc bệnh, số người tử vong. Người khác viết nhật ký ghi lại danh sách đồ mua khi đi siêu thị. Trong số vô vàn những câu chuyện, đâu đâu cũng thấy sự lo lắng.

Deb Monti, một họa sĩ 22 tuổi sống tại Valencia, Tây Ban Nha khi cả quốc gia phong tỏa. Bị “nhốt” trong căn hộ của mình, cô đã vẽ những gì cô thấy qua ô cửa sổ.

“Tôi nhìn mọi người với cuộc sống thường nhật qua ô cửa sổ phòng họ”, Monti nói.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 5.

“Chỉ vì trường học đóng cửa không có nghĩa là không có bài tập về nhà”

Giờ đây khi trở lại Pittsburgh, nơi cô đã sống những năm tháng thơ ấu, Monti đang tự cách ly trong căn phòng hồi nhỏ.

“Bạn nhìn bức tranh vẽ một người nhìn ra bên ngoài cửa sổ và nghĩ, “ồ trông lãng mạn làm sao. Trông họ mơ màng quá”. Nhưng với tôi, bức tranh trông thực sự ngột ngạt”, Monti nói.

Với nhiều họa sĩ, vẽ lại cuộc sống đã trở thành công việc thường ngày của họ để kết nối với thế giới. Tại Manila, trước khi đại dịch bùng nổ, Patricia Joyce V. Salarzon thường ra ngoài vẽ cùng bạn. Giờ đây, họ sẽ cùng nhau vẽ, dù ai ở nhà đó, và tưởng tượng ra mình vẫn ở bên nhau.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 6.

Tranh của Patricia Joyce V. Salarzon.

Timothy Hannem, một nghệ sĩ vẽ minh họa tại Paris, đã cho ra một template để mọi người có thể ghi lại và đăng lên mạng xã hội với hashtag #coronamaison: Ngôi nhà Corona.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 7.

Timoty Hannem.

Cách đây khoảng 2 tuần, Anna Temkina, một giáo sư ngành y tế cộng đồng và giới tại đại học European, St. Petersburg, Nga, nhận ra rằng mình đang sống qua giai đoạn mà các nhà xã hội học gọi đó là “thời khắc khẩn cấp”.

“Đó là một khoảnh khắc khi những điều luật mới được xây dựng nhưng chưa rõ ràng”, giáo sư Temkina chia sẻ. “Về mặt xã hội học, điều này thực sự rất tốt”.

Cô đã triển khai dự án của mình mang tên “Nhật ký virus”. Đây là một phần trong nỗ lực của trường đại học nhằm nghiên cứu về tác động của việc cách ly lên cuộc sống thường ngày.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 8.

Colin White, một nghệ sĩ vẽ minh họa tại Ottawa, Canada vẽ lại chạn bếp tại nhà.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 9.

Gavin Snider, một họa sĩ vẽ minh họa tại Brooklyn, vẽ lại khung cảnh ngoài ô cửa sổ.

Trong những ngày đầu bùng dịch, Annie Armstrong, một cây bút 24 tuổi sống tại Brooklyn trở về nhà tại Atlanta. Giờ đây, trang nhật ký của cô tràn ngập những câu hỏi về sự nghiệp, làm sao để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, điều cô ấy thực sự muốn.

“Tôi thực sự cảm thấy rằng mình đang chứng kiến sự sụp đổ của New York”, Annie viết.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 10.

Kari Stevenson, một thủ thư 34 tuổi sống tại Colorado Springs, Mỹ, đã ghi lại những trang nhật ký cách ly của mình. Việc viết lách khiến cô thấy thoải mái hơn, kể cả khi câu chuyện tràn ngập những điều tiêu cực.

“Tôi bắt đầu lo lắng rằng lượng đồ ăn dự trữ trong 14 ngày của mình sẽ không đủ”, Stevenson viết. “Các cửa hàng tạp hóa cắt giảm giờ mở cửa và cũng áp lực hơn”.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 11.

Một phần từ trang nhật ký của Kari Stevenson.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 12.

Martina Mai, một lao động tự do tại Bavaria, Đức không còn nhiều việc như trước nữa. “Tôi thực sự rất sốc khi hiểu rằng, cuộc sống của chúng ta quá đỗi mỏng manh”.

Frank Herron, một người làm trong ngành xuất bản sống tại Winchester, Anh, đã nghiên cứu những trang nhật ký mà người dì của ông từng lưu giữ hồi đầu thế kỷ 20. Trong một trang nhật ký, bà kể lại việc nhìn thấy hoàng gia Áo từ cửa sổ tiệm may.

“Mọi thứ trông giống như một câu chuyện cổ tích vậy”, trang nhật ký được ghi lại vào ngày 14/6/1990. “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được nhìn thấy một sự kiện long trọng đến thế”.

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 13.

Bà ấy đã đúng. Chỉ vài năm sau đó, chỉ vài trang nhật ký sau đó, Thế chiến thứ nhất bắt đầu. Vài năm sau đó, đế chế Phổ - Hungary sụp đổ.

“Lịch sử được tạo ra từ những câu chuyện, bức hình được viết và giữ bởi cộng đồng”, ông Herron tâm sự. “Đó là cách chúng ta giao tiếp với nhau qua hàng thế kỷ”.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!

Chuyện kể đằng sau những cuốn nhật ký cách ly: Trang lịch sử để thế giới soi chiếu mãi về sau - Ảnh 15.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày