Bạo lực học đường gần đây đã trở thành một nỗi lo hiện hữu đối với mọi bậc phụ huynh. Trong bất kể môi trường giáo dục nào, trẻ em cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, điều này không chỉ gây ra những tổn thương thân thể, nguy hiểm hơn, nó còn gây ra những nỗi đau, ám ảnh tâm lý với trẻ và nỗi ác mộng đó có thể theo chúng đến cả khi trưởng thành.
Một nhà giáo dục có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non đã nêu quan điểm, đứng trước bạo lực học đường, có 3 nguyên tắc mà những bậc phụ huynh thông thái nên làm: bảo vệ sự an toàn là trên hết, tư vấn tình cảm là thứ hai và phát triển năng lực là nền tảng.
Khi có xung đột xảy ra giữa trẻ nhỏ (chẳng hạn như bị đẩy ngã), người lớn không nên lập tức thuyết giảng mà nên xoa dịu cảm xúc của trẻ trước. Lúc đó, bạn có thể nói rằng, "Đầu gối của con bị đau vì ngã. Con hẳn cảm thấy rất oan ức, đúng không?" Sau khi đứa trẻ bình tĩnh lại, người lớn có thể hướng dẫn đứa trẻ bằng cách giải thích những gì đã xảy ra. Sự đồng cảm này có thể khiến trẻ cảm thấy được thấu hiểu và mở ra kênh giao tiếp sau này.
Trong nhiều trường mẫu giáo hiện đại, các giáo viên thường tổ chức cho trẻ em chơi "trò chơi mô phỏng xung đột". Họ dạy trẻ em cách nói "Đây là đồ chơi của tôi, bạn có thể chơi với đồ chơi khác" khi các em gặp kẻ bắt nạt, muốn dùng bạo lực để lấy đi đồ chơi của mình. Thông qua các trò chơi hoán đổi vai trò, trẻ em học cách thể hiện vị trí của mình và thành thạo các kỹ năng ứng phó.
Các giáo viên mẫu giáo cũng khuyến khích trẻ em thay phiên nhau làm người hòa giải khi giữa những đứa trẻ xảy ra xung đột. Khi trẻ em học cách nói "Chúng ta hãy thay phiên nhau chơi nhé, được không?" và sử dụng lời nói thay vì xô đẩy, tỷ lệ xung đột giữa những đứa trẻ đã giảm 60%. Mô hình hỗ trợ ngang hàng này thực sự hiệu quả hơn nhiều so với sự can thiệp của người lớn.
Tôi có một người bạn có tên con gái được phát âm là "kefei". Các bạn cùng lớp đặt cho cô bé biệt danh "cà phê", điều này khiến cô bé cảm thấy rất chán nản. Nhưng bạn tôi không trách những người bạn cùng lớp gọi cô ấy bằng biệt danh đó. Thay vào đó, anh đưa cô gái đến một quán cà phê.
Sau khi nếm thử cà phê và cảm nhận không khí của quán, cô bé không còn ghét biệt danh đó nữa. Ngược lại, cô bé cảm thấy nó khá độc đáo và phong cách. Trí tuệ biến tổn thương thành cơ hội để phát triển này rất đáng để mọi bậc cha mẹ học hỏi!
Khi tôi đưa con đến lớp học năng khiếu, tôi đã gặp một bà mẹ rất thông thái. Con gái của cô bị các bạn cùng lớp cô lập trong lớp. Thay vì trực tiếp đến gặp giáo viên để phàn nàn, cô đã cố gắng mời các bạn cùng lớp của con mình đến chơi nhà.
Sau đó, bà mẹ ngày đã dùng sự chân thành để phá bỏ rào cản giữa những đứa trẻ. Nửa học kỳ sau, con gái cô không những không còn bị cô lập nữa mà còn trở thành một trong những đứa trẻ được yêu thích nhất lớp. Người mẹ này đã khéo léo giải quyết tình huống khó xử trong giao tiếp xã hội của đứa con và chứng minh bằng hành động của mình rằng sự chân thành có sức mạnh hơn lời thuyết giáo.
Một huấn luyện viên Taekwondo cao cấp cho rằng trẻ em có thể được dạy các kỹ thuật tự vệ đúng cách sau 5 tuổi. Nhưng ông nhấn mạnh: trọng tâm không phải là dạy trẻ em các kỹ năng tấn công mà là bồi dưỡng nhận thức về không gian. Ví dụ, chơi trò chơi "Đại bàng bắt gà" có thể dạy trẻ em cách giữ khoảng cách an toàn và sơ tán nhanh chóng khi gặp nguy hiểm.
Một hiệu trưởng trường mẫu giáo đã từng chia sẻ một mẹo để hướng dẫn trẻ em thể hiện bản thân: Đừng hỏi trẻ "Hôm nay con có vui không?" Thay vào đó, hãy sử dụng những câu hỏi như "Hôm nay con có gặp phải điều gì buồn phiền không?" và "Chiều nay con đã chơi trò chơi gì với bạn bè?" nhằm hướng dẫn trẻ em chủ động xem xét các tình huống xã hội và cải thiện khả năng thể hiện nhu cầu của mình.
Công cụ "cảm xúc kế" được các chuyên gia tư vấn tâm lý khuyên dùng như một cách đo lường và cảnh báo cảm xúc của trẻ: hãy để trẻ đánh giá cảm xúc của mình trong ngày theo thang điểm từ 1-10. Nếu điểm trên 5 tức là trẻ có chuyện bức xúc, hãy giúp trẻ được bày tỏ, chia sẻ những chuyện đã xảy ra với chúng. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để giúp trẻ thiết lập cơ chế cảnh báo sớm về cảm xúc và tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời trước khi xung đột leo thang.
Điều này sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái tự ti vô tận vì nghĩ rằng lý do chúng bị bắt nạt xuất phát từ chính bản thân chúng. Cách phản ứng đúng đắn phải là: Đó không phải lỗi của con, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra giải pháp.
Điều này có thể khiến trẻ em rơi vào vòng luẩn quẩn chống lại bạo lực bằng bạo lực. Thay vào đó, chúng ta hãy hỏi: Con nghĩ con có thể bảo vệ bản thân mình bằng cách nào mà không làm tổn thương người khác?
Rốt cuộc, trốn thoát không phải là giải pháp triệt để. Bạn có thể dạy con bạn nói: "Con thích chơi với những người bạn tôn trọng con". Như vậy, trẻ sẽ biết cách "chọn bạn mà chơi" thay vì né tránh một cách tiêu cực.
Trong trường hợp này, giao tiếp nên được phụ huynh thực hiện bằng văn bản, với những tuyên bố thực tế thay thế cho biểu lộ cảm xúc: Vào thời điểm XX, con tôi bị đẩy ngã trong lớp học (có đính kèm ảnh), và tôi hy vọng biết được chuyện gì đã xảy ra. Những tuyên bố khách quan kèm theo bằng chứng sẽ có nhiều khả năng được xử lý công bằng hơn.
Lúc này, bạn có thể liên hệ với nhà trường và với các phụ huynh khác để thúc đẩy việc xây dựng các quy ước chung của lớp và sử dụng sức mạnh tập thể để kiềm chế hành vi cá nhân. Bạo lực học đường chắc chắn sẽ không được các bậc phụ huynh ủng hộ, bởi con họ rất có thể sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo. Hãy tận dụng tâm lý này để loại bỏ bạo lực ra khỏi môi trường giáo dục.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ gặp ác mộng hoặc từ chối đi học, đó có thể là phản ứng căng thẳng sau chấn thương. Lúc này, điều bạn cần làm là phải tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp ngay lập tức; chúng sẽ giúp trẻ thoát khỏi chấn thương một cách nhẹ nhàng.
Dạy trẻ em đánh trả khi bị bắt nạt không phải là lựa chọn khôn ngoan nhất; giúp chúng xây dựng các mối quan hệ lành mạnh giữa các cá nhân mới là lựa chọn khôn ngoan. Các bận phụ huynh thông thái hãy hướng dẫn trẻ em nói "Dừng lại" khi bị đối xử bất công, kiên quyết nói "không" khi cần thiết, biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ và có khả năng tự bảo vệ mình - đây mới chính là lớp áo giáp tốt nhất mà chúng ta có thể trang bị cho con em mình!
Theo Sohu