Trước khi quyết định chi cả chục triệu đồng để nâng cấp một chiếc điện thoại mới chỉ vì pin chai, hãy dừng lại một chút. Theo các chuyên gia, thiết bị của bạn hoàn toàn có thể "sống" thêm vài năm nữa nếu bạn không mắc phải những sai lầm tai hại khi sạc pin. Đây chính là những thói quen phổ biến đang âm thầm "móc túi" người dùng mỗi ngày.
Kewin Charron, một chuyên gia tân trang điện thoại cũ, khẳng định rằng chỉ cần thay đổi vài thói quen nhỏ, bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của pin một cách đáng kể. Dưới đây là 3 sai lầm tai hại mà bạn cần tránh ngay lập tức.
Bỏ quên "ổ bụi" trong cổng sạc
"Bụi bẩn chính là kẻ thù tự nhiên của điện thoại và tuổi thọ pin," Charron cho biết. Bụi tích tụ lâu ngày trong cổng sạc không chỉ làm chậm hoặc ngăn cản quá trình sạc mà còn có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt, làm hỏng pin theo thời gian.
Không chỉ làm chậm hoặc ngăn cản quá trình sạc mà còn có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt, làm hỏng pin theo thời gian. Để khắc phục, bạn cần tắt nguồn điện thoại, sau đó dùng một chiếc tăm hoặc que chọc sim cạo thật nhẹ nhàng bên trong cổng sạc để lấy bụi bẩn ra ngoài, và cuối cùng là lau sạch lại bằng vải mềm không xơ.
Luôn sạc đầy 100% hoặc để cạn kiệt 0%
Việc sạc qua đêm cho đầy 100% hoặc sử dụng đến khi máy sập nguồn về 0% là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến pin bị "lão hóa" sớm. Chuyên gia khuyên rằng, mức pin lý tưởng để duy trì tuổi thọ cho pin lithium-ion là trong khoảng từ 20% đến 80%. Để thực hiện điều này, nhiều dòng điện thoại thông minh hiện nay, đặc biệt là iPhone, đã có tính năng "Sạc pin được tối ưu hóa", có thể tự động học thói quen sử dụng của bạn và ngắt sạc ở mức 80% trong một số trường hợp nhất định để giảm thiểu tình trạng chai pin.
"Tra tấn" điện thoại trong nhiệt độ khắc nghiệt
Sai lầm cuối cùng nhưng không kém phần nghiêm trọng là việc "tra tấn" điện thoại trong nhiệt độ khắc nghiệt. Pin điện thoại cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, cả quá nóng (trên 35°C) và quá lạnh (dưới 0°C) đều gây hư hại vĩnh viễn. Vì vậy, hãy tránh để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp, và nếu máy báo quá nhiệt, cần ngừng sạc ngay và đưa đến nơi mát mẻ. Ngoài ra, việc giảm độ sáng màn hình hoặc bật Chế độ máy bay khi ở khu vực sóng yếu cũng là những cách hiệu quả để giảm nhiệt cho thiết bị, giúp bảo vệ pin tốt hơn.
Thay đổi những thói quen nhỏ này không chỉ giúp chiếc điện thoại của bạn bền bỉ hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho việc sửa chữa hoặc mua máy mới.