Chuyện bây giờ mới biết về thứ âm thanh mà ai nghe cũng phải sợ

J, Theo Trí Thức Trẻ 08:09 06/03/2017
Chia sẻ

Đó là tiếng móng tay cào bảng. Và sự thật này sẽ khiến bạn bất ngờ.

Bạn đã từng nghe thấy tiếng móng tay cào bảng mà thấy rùng mình chưa? Nếu có, nhiều khả năng bạn sẽ rơi vào team sợ cái âm thanh này - cứ mỗi khi nghe được đều cảm thấy kinh hãi. 

Và sự thực thì không chỉ có âm thanh này đâu. Tiếng dao mài lên đĩa, móng tay cào cửa kính, hay tiếng cao su ma sát... tất cả đều gây nên một nỗi sợ với nhiều người trong chúng ta. 

Tuy nhiên, bạn có biết, nỗi sợ này tên là gì không? Hóa ra nó có một cái tên, và tên của nó là: "Grima" - một từ tiếng Tây Ban Nha. Thậm chí, từ này đã có từ rất lâu, và các nhà tâm lý học cho rằng nó là một cảm xúc riêng biệt.

Chuyện bây giờ mới biết về thứ âm thanh mà ai nghe cũng phải sợ - Ảnh 1.

Tiến sĩ Inge Schweiger Gallo, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Complutense Madrid cho biết: "Với tôi, tôi sợ phải chạm vào các loại đệm mút - như loại dùng để chống xóc khi vận chuyển. Nếu phải chạm vào chúng, tôi sẽ nhờ người khác làm hộ". Trải nghiệm này đã khiến bà quyết định thực hiện nghiên cứu, để xem phản ứng của con người với nỗi sợ này như thế nào.

Kết quả, họ nhận thấy đây là một loại cảm giác chưa từng được biết đến. Nó không giống như sự "ghê tởm" (disgust), và nó là một phản ứng từ cảm xúc. Hơn nữa, "grima" là một từ không thể dịch ra ngôn ngữ khác, dù là tiếng Anh hay tiếng Việt.

Tại sao khác? Nhìn chung, các ứng viên tham gia nghiên cứu đều đánh giá những âm thanh này là "khó chịu", "không thoải mái". Nhưng nếu so sánh với cảm giác "ghê tởm", hầu hết đều cho rằng cảm giác này còn tệ hại hơn.

Chuyện bây giờ mới biết về thứ âm thanh mà ai nghe cũng phải sợ - Ảnh 2.

Hơn nữa, nhịp tim khi nghe âm thanh cho cảm giác "grima", nhịp tim của họ giảm nhưng nhanh chóng tăng đột biến. Trong khi đó, với âm thanh xếp vào hàng đáng sợ, nhịp tim của họ giảm mạnh. 

Tóm lại, nghiên cứu cho thấy rằng "grima" dù hơi giống cảm giác "ghê tởm", nhưng vẫn là một dạng cảm xúc, là nỗi sợ mới.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology.

Nguồn: IFL Science
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày