Chuyện ăn chuyện nói, làm thế nào để giao tiếp hiệu quả nhất?

Việt Nguyễn, Theo Trí Thức Trẻ 21:18 25/06/2017
Chia sẻ

Giao tiếp - điều không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Giao tiếp tốt sẽ giúp kết nối mọi người với nhau, qua đó tạo các mối quan hệ mới. Nhưng cũng chính giao tiếp có thể là thủ phạm châm ngòi những cuộc chiến tranh.

Giao tiếp là một trong những kĩ năng cực kì quan trọng mà chúng ta phải học. Cho dù là trong công việc hay với bạn bè, thì để đạt được kết quả mong muốn, việc có phương pháp khi giao tiếp là một điều không thể thiếu. 

Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua tình huống bị người khác không lắng nghe, hoặc... lờ lớ lơ khi đang nói. Tại sao lại thế? Làm thế nào để nói một cách mạnh mẽ, thu hút và hấp dẫn người nghe cũng như cần tránh những gì? Dưới đây là những điều bạn cần phải biết!

1. Chọn khoảng ngưng hợp lý

Dừng lại khoảng 3 - 5 giây sau khi người đối diện vừa ngưng nói là một điều hết sức cơ bản trong 1 cuộc nói chuyện. Một khi bạn làm được việc đó, đồng nghĩa cùng một lúc bạn đạt được 3 điều sau:

Đầu tiên, bạn sẽ đảm bảo chính xác người đó đã nói hết điều mình muốn chưa, tránh việc ngắt lời người họ - điều mà dám chắc bạn cũng không bao giờ muốn mình gặp phải. 

Chuyện ăn chuyện nói, làm thế nào để giao tiếp hiệu quả nhất? - Ảnh 1.

Biết ngưng lại đúng lúc trước khi nhảy vào câu chuyện là một kỹ năng quan trọng

Thứ 2, bạn sẽ thể hiện được mình thực sự quan tâm đến điều mà người ấy nói, thông qua việc không nhảy vào giữa câu chuyện với những lời nhận xét của riêng bạn. 

Cuối cùng, nếu biết dừng đúng cách trong một cuộc hội thoại thì bạn sẽ nghe được nhiều hơn. Người đối diện sẽ cảm nhận được rằng những gì họ nói đã được bạn đón nhận ở mức độ tập trung cao nhất. 

Nhắc lại, đây là một kỹ năng rất quan trọng và phải tập thật thành thục. Với kĩ năng này, bạn sẽ giống như bậc thầy trong giao tiếp, vì một người giao tiếp tốt là người biết lắng nghe. Nghe nhiều mới học được nhiều - đó là chân lý.

2. Hỏi để hiểu

Đừng bao giờ tỏ ra rằng bạn hiểu những điều mà đối phương đang nói khi thực sự không cảm thấy như vậy. 

Nhưng tất nhiên, không hiểu không có nghĩa là lơ người ta đi. Thay vào đó, bạn có thể hỏi lại rằng "Ý bạn là gì?" hoặc "Chính xác ý bạn là như thế nào?", rồi dừng lại để chờ đợi câu trả lời. 

Chuyện ăn chuyện nói, làm thế nào để giao tiếp hiệu quả nhất? - Ảnh 2.

Để làm cho câu chuyện luôn được rõ ràng thì 2 câu hỏi trên chính là thứ giúp bạn làm điều đó. Bất cứ khi nào bạn hỏi như vậy, đối phương chỉ còn phương án duy nhất đó là trả lời một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Và nhờ đó bạn hoàn toàn có thể theo sát câu chuyện với hàng loạt những câu hỏi mở và giữ cho nó không bị mơ hồ khó hiểu. 

Thêm nữa, một câu chuyện có sự trao đổi giữa hai bên luôn tốt hơn. Thế nên đừng ngại ngần giấu diếm, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi để trở thành một bậc thầy giao tiếp thực thụ.

3. Hệ thống những điều của người nói theo cách của bạn

Sau khi bạn gật đầu và cười thì tiếp theo bạn sẽ nói "Chà, để xem liệu rằng tôi có hiểu chính xác không?" hoặc "Có phải ý của bạn là...", rồi bạn lặp lại những điều người đó nói theo cách riêng của bạn. 

Chuyện ăn chuyện nói, làm thế nào để giao tiếp hiệu quả nhất? - Ảnh 3.

Đây là một bước rất quan trọng và thể hiện sự cao tay trong giao tiếp. Thông qua đó, bạn sẽ chứng minh cho đối phương rằng bạn thực sự chú ý và đang cố gắng hết sức để hiểu được cảm nhận của người đó.

Tất nhiên, với một người như vậy thì ai mà không có thiện cảm cơ chứ?

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày