Chung kết “Học viện MoMo” gợi nhớ thời cấp 3, khi mà bạn đi học thì “điều gì cũng có thể xảy ra”

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 09/10/2020

Top 16 của "Học viện MoMo" mùa 1 đã mang đến một đêm chung kết đầy cảm xúc, nơi mà khán giả được nhìn thấy tài năng, cá tính và xen lẫn tình cảm của các thí sinh dành cho những người bạn dù mới quen.

Nhiều kỷ niệm "để đời" cho những "học sinh" lần đầu Nam tiến

Tham gia vòng Chung kết Học viện MoMo mùa 1 cũng là lần đầu tiên Bùi Văn Việt (19 tuổi) - thí sinh nhỏ tuổi nhất của Top 16 - được vào TP.HCM. Vì vậy, gia đình Việt khá lo lắng. "Lúc MoMo gọi điện thoại thông báo, em rất hào hứng nhưng không dám nhận lời ngay mà phải xin phép bố mẹ. Gia đình vừa cho là em khăn gói bay vào luôn", Việt nói.

Chung kết “Học viện MoMo” gợi nhớ thời cấp 3, khi mà bạn đi học thì “điều gì cũng có thể xảy ra” - Ảnh 1.

Việt cũng là thí sinh xuất sắc tiến sâu vào Vòng 3 - Chung kết và nhận được giải thưởng 100 triệu đồng. "Khi biết tin bố mẹ em rất vui và ngạc nhiên, lúc đầu mọi người cũng chỉ nghĩ là cho em đi để cho biết TP.HCM thôi không ngờ em còn có thể chiến thắng", Việt chia sẻ.

Cũng giống như Việt, trước Học viện MoMo, bạn Chu Hoàng Phương (Thủ khoa) cũng chưa có dịp vào miền Nam. Tham gia Học viện MoMo từ những ngày đầu tiên, Phương chia sẻ, lúc đầu chơi chủ yếu là để lấy thẻ quà tặng, khi biết tin mình vào Top 16 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi Hoàng Phương không khỏi bất ngờ.

Chung kết “Học viện MoMo” gợi nhớ thời cấp 3, khi mà bạn đi học thì “điều gì cũng có thể xảy ra” - Ảnh 2.

"Mình cứ nghĩ là mình trượt, lúc nhận điện thoại của MoMo thông báo vào top 16 mình cũng tưởng MoMo gọi để thông báo trượt (cười). Sau đó mình lên kiểm tra lần nữa cho chắc thì thấy tên mình trong danh sách", Hoàng Phương nói.

Phương không khỏi xúc động vì quá nhiều lần đầu "để đời" được "Học viện MoMo" mang lại. "Lần đầu tiên mình vào Sài Gòn. Lần đầu tiên mình tham gia một cuộc thi tổ chức hoành tráng. Lần đầu tiên mình nhận được một giải thưởng giá trị lớn như vậy. Học viện MoMo là một giấc mơ đẹp nhất cuộc đời mình!", Phương nói thêm.

Những câu hỏi dễ bất ngờ khiến "học sinh ưu tú" cũng phải bó tay

Thời đi học, ắt hẳn không phải cứ học "tủ" là thi qua môn trót lọt, thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp phải những câu hỏi mà chỉ có kiến thức đời sống mới vận dụng được để trả lời. Tham gia "Học viện MoMo", 16 thí sinh xuất sắc nhất không chỉ tinh thông đủ 9 lĩnh vực chuyên ngành, khoản câu hỏi tổng hợp cũng khiến nhiều bạn há hốc ngạc nhiên dù trước đó tự tin với kiến thức mình đang có.

Điển hình như câu hỏi: "Túi thần kỳ dự phòng của Doraemon được cất ở đâu?" Các thí sinh đã phải phân vân rất lâu thì một khán giả nhỏ tuổi theo dõi bên dưới tự tin nói: "Cả khán phòng này chỉ có con trả lời đúng câu này được thôi".

Hay như câu hỏi: "Hội chứng lo sợ khi không có điện thoại" có tên khoa học là gì? - Nhiều khán giả và cả thí sinh tham gia lầm tưởng đây là câu đố mẹo, thực chất đây lại là một kiến thức khoa học hẳn hoi. ("Hội chứng lo sợ khi không có điện thoại" - tên khoa học: Nomophobia)

Không chỉ đêm chung kết, trong suốt 1 tháng diễn ra, không ít lần người dùng MoMo cảm thấy "hack não" bởi những câu hỏi kiến thức, rồi lại "quào" vì độ thú vị ở các câu "Hỏi xoáy, đáp xoay" của "Học viện MoMo". Điều này cho thấy, chương trình không chỉ cung cấp những thông tin bổ ích mà còn giúp người chơi có những giờ phút giải trí vui vẻ.

Lớp học đoàn kết, không một ai bị bỏ lại phía sau

Chung kết “Học viện MoMo” gợi nhớ thời cấp 3, khi mà bạn đi học thì “điều gì cũng có thể xảy ra” - Ảnh 3.

Hơn cả một cuộc thi, Học viện MoMo còn là chất keo gắn kết 16 con người xa lạ đến từ những vùng miền khác nhau từ Bắc chí Nam. Chỉ vỏn vẹn hai ngày ngắn ngủi nhưng Chung kết Học viện MoMo đã kịp trở thành nơi lưu giữ nhiều khoảnh khắc đáng yêu và cả những đồng cảm, chia sẻ nhỏ nhặt nhất của các thí sinh.

Chung kết “Học viện MoMo” gợi nhớ thời cấp 3, khi mà bạn đi học thì “điều gì cũng có thể xảy ra” - Ảnh 4.

Như sự quan tâm, động viên của Thái Duy dành cho cậu bạn đối thủ Hải Hưng tại vòng Chung kết 3 tuy vụng về nhưng rất ấm áp và chân thành. Khi Hải Hưng rơi vào trạng thái căng thẳng cực độ buộc phải tạm dừng vòng đấu, Thái Duy đã bước xuống ghế thi đấu để đến bên động viên bạn mình. Chưa hết, để giúp Hải Hưng thả lỏng tinh thần hơn, Duy còn xông xáo gia nhập hội đi bộ cùng bạn ngay trên sân khấu.

Hay đơn giản hơn, tình bạn của họ là những lần khích lệ nhau, dành cho nhau những "nút like" công nhận ở mỗi trận đối kháng, là những lần quây quần trong phòng chờ hay bữa ăn rôm rả sau chiến thắng. Như lớp học thu nhỏ, mọi người cùng chia sẻ những câu chuyện đời thường, công việc, học tập, những ước mơ, dự định của mình nếu chiến thắng cuộc thi.

Chung kết “Học viện MoMo” gợi nhớ thời cấp 3, khi mà bạn đi học thì “điều gì cũng có thể xảy ra” - Ảnh 5.

Chính từ những tình cảm đó, khi bước vào trận đấu, khán giả không nhìn thấy sự ganh đua giành chiến thắng, những gì top 16 thể hiện qua từng vòng chỉ là sự cố gắng để vượt qua giới hạn, chiến thắng chính bản thân mỗi người.

Có lẽ sau giải thưởng hào nhoáng, sau những thắng thua, điều còn đọng lại với 16 thí sinh là tình bạn giữa những người không cùng độ tuổi, không cùng nghề nghiệp, không cùng vùng miền nhưng đều có chung niềm đam mê chinh phục kiến thức. Như thủ khoa Chu Hoàng Phương từng chia sẻ: "Dù là một trò chơi online như Học viện MoMo cho mình những người bạn thật, trải nghiệm thật... rất đáng trân trọng".

Thông tin thêm:

Cuộc thi "Học viện MoMo" mùa 1 đã kết thúc với những cảm xúc đong đầy từ niềm vui đến những vỡ òa chiến thắng, tuy nhiên tính năng vẫn tiếp tục mở cho người dùng Ví MoMo có thể vào chơi để học thêm nhiều kiến thức mới, đồng thời giao lưu, kết bạn với cộng đồng 20 triệu người dùng.