Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa "vàng", đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù

Minh Nhân - Ảnh: Phương Thảo, Clip: Kingpro, Theo Trí Thức Trẻ 12:23 04/10/2019
Chia sẻ

Hơn 10h cùng ngày, lớp bụi mù bao phủ toàn thành phố chưa có dấu hiệu suy giảm, những dãy nhà cao tầng gần như "mất hút" vào khoảng không. Tình trạng này xuất phát từ hơi ẩm của mưa và bụi mịn sát đất, khối mù bên dưới vì vậy không có cơ hội khuếch tán.

Clip: Một ngày sau cơn mưa "vàng", đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 2.

Sau cơn mưa vàng ngắn ngủi, sáng 4/10, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội lại tiếp tục diễn biến xấu, phổ biến từ 156 - 199. Hơn 10h cùng ngày, lớp bụi mù bao phủ toàn thành phố chưa có dấu hiệu suy giảm, những dãy nhà cao tầng gần như "mất hút" vào khoảng không.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 3.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong ngày và đêm 4/10, Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Tại Hà Nội, vùng mây đối lưu ảnh hưởng tới các quận nội thành Hà Nội, gây mưa rào và dông cho khu vực các quận Hoàng Mai, Hà Đông, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… Sau đó vùng mưa dông có khả năng mở rộng ảnh hưởng sang các quận nội thành khác.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 4.

Các chuyên gia môi trường cho hay tình trạng bụi mù xuất phát từ hơi ẩm của mưa và bụi mịn sát đất. Nhiệt độ về đêm thấp và độ ẩm cao cũng khiến cao độ mây thấp hạ rất thấp, vì vậy mưa tạo ra hạt nhỏ và tạo ít đối lưu. Khối mù bên dưới vì vậy không có cơ hội khuếch tán. Không khí trở nên rất đục, những toà nhà xa quá 1km không còn nhìn rõ nữa. Độ ẩm 92%, mưa hạt nhỏ do mây thấp, AQI trung bình 170.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 5.

Lớp bụi này gây hạn chế tầm nhìn trong di chuyển, cản trở người dân tham gia giao thông.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 6.

Hà Nội đã thống kê bước đầu 12 nguồn phát thải chính gây ô nhiễm không khí thời gian qua, đồng thời đề ra 19 giải pháp, khuyến cáo người dân nên trang bị khẩu trang đảm bảo chất lượng, người già và trẻ em hạn chế ra đường.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 7.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào chiều 2/10, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, trong thời gian tới sẽ "lắp đặt thêm các trạm đo quan trắc không khí để cảnh báo kịp thời cho người dân".

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 8.

Ông Thành nhấn mạnh, nguyên nhân PM2.5 tăng cao do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 9.

Thứ trưởng Lê Công Thành khuyến cáo, chỉ số chất lượng không khí trên các trang mạng về chất lượng không khí như Air Visual hay PamAir chỉ mang tính chất tham khảo, người dân nên tìm thông tin chính thức trên website của thành phố Hà Nội (moitruongthudo.vn) hoặc của Tổng cục Môi trường (enviinfo.cem.gov.vn).

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 10.

Các chuyên gia cho biết có 4 yếu tố quyết định đến tác dụng của một chiếc khẩu trang, trong đó người dân nên chọn loại được chứng nhận về khả năng lọc bụi kích thước nhỏ, chẳng hạn như N95, N99, để đảm bảo sức khỏe mỗi khi ra đường.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 11.

Ghi nhận của chúng tôi trên đường Nguyễn Trãi, lớp bụi mù trong sáng hôm nay.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 12.

Hà Nội sẽ báo cáo Chính phủ và phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước để tiến hành khảo sát, đánh giá đưa ra những biện pháp, giải pháp khoa học và hiệu quả nhất công tác này trong thời gian tới.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 13.

Theo số liệu điều tra, chỉ tính riêng lượng xả thải từ bếp than tổ ong thì theo thống kê của Sở TN&MT Hà Nội toàn TP hiện còn 35.000 bếp than tổ ong, mỗi ngày sử dụng 528 tấn than, gây phát thải 1870 tấn khí CO2.

Chùm ảnh: Một ngày sau cơn mưa vàng, đường phố Hà Nội lại chìm trong bụi mù - Ảnh 14.

Trước đó, theo báo cáo ngày 1/10, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), liên tiếp trong nhiều ngày (21-30/9), Hà Nội không có mưa và lượng mưa trong tháng qua cũng thấp nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2013-2019. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồng độ bụi trong không khí của Hà Nội tăng cao đột biến.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày