Chú rể Nam Á ở Hong Kong: Những người đàn ông nghèo khổ đi theo cuộc hôn nhân sắp đặt và bị gia đình vợ đánh đập, bóc lột không khác gì nô lệ

Jia You, Theo Helino 01:35 26/10/2019

Những cảm giác mà Shahid Sandhu cảm nhận được chính là sự mất mát, lo âu từ cuộc hôn nhân không tình yêu. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn chính là một cuộc sống địa ngục.

Cơn ác mộng của cuộc hôn nhân sắp đặt, mà nạn nhân là những người đàn ông nghèo

Từ lúc Shahid Sandhu, người đàn ông nghèo, 34 tuổi rời Pakistan theo vợ để đến vùng đất mới vào 4 năm trước, thì cuộc sống của anh đã hoàn toàn thay đổi. Vợ, những người anh của vợ cũng như bố mẹ vợ đều kiểm soát anh từng chút một.

Họ đã đánh đập và ép anh làm việc suốt ngày suốt đêm. Một tuần 7 ngày đều phải làm việc ở ngoài công trường xây dựng vào ban ngày. Đến ban đêm về nhà lại phải trở thành người hầu kẻ hạ. Họ đã lấy hết tiền của anh, từ chối cho anh ăn, thậm chí còn đe dọa giết anh nếu như không chịu nghe lời.

Chú rể Nam Á ở Hong Kong: Những người đàn ông nghèo khổ đi theo cuộc hôn nhân sắp đặt và bị gia đình vợ đánh đập, bóc lột không khác gì nô lệ - Ảnh 1.

Sandhu biết những gì họ đang làm là sai trái nhưng không thể chống trả được. Anh phải âm thầm chịu đựng với chứng trầm cảm và đối mặt với những cơn ác mộng nghiêm trọng. Sandhu quá sợ hãi và xấu hổ nếu như phải phơi bày sự việc này.

Hoàn cảnh của Sandhu nghe như thời cổ đại, nhưng trên thực tế nó vẫn đang xảy trong trong xã hội ngày nay. Không phải ở đâu xa, mà ngay tại thành phố tiên tiến nhất hiện nay, đó là Hong Kong.

Sandhu không phải là nạn nhân duy nhất.

Các luật sư và nhân viên của tổ chức phi chính phủ trong thành phố cộng đồng Nam Á nói rằng Sandhu chỉ là một trong những hàng chục nạn nhân bị lừa trong cuộc hôn nhân sắp đặt và được đưa đến Hong Kong, bị gia đình cô dâu lạm dụng.

Thông thường, những người đàn ông này được gia đình vợ tương lai hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp ở nơi đất khách quê người. Tại đây, họ có thể làm việc sinh sống và có khả năng giúp đỡ gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, khi đến Hong Kong, cuộc sống trong mơ của họ lập tức trở thành địa ngục.

Chú rể Nam Á ở Hong Kong: Những người đàn ông nghèo khổ đi theo cuộc hôn nhân sắp đặt và bị gia đình vợ đánh đập, bóc lột không khác gì nô lệ - Ảnh 2.

Đối với người đàn ông mà nói, họ không sợ chịu khổ, chịu cực, nhưng phải có lòng tự trọng và sự tự do. Nhưng đối với những chú rể này, cuộc sống ở nơi đất khách vô cùng khốn khổ, ô nhục không còn từ gì để diễn tả. Mọi người đặt tên cho họ là những chú rể nô lệ.

Cơn ác mộng của Sandhu bắt đầu từ khi anh chấp nhận cuộc hôn nhân qua mai mối với một người phụ nữ Pakistan được sinh ra ở Hong Kong. Sandhu được nghe về gia thế của vợ tương lai, đó là một gia đình có tài sản, có thể giúp Sandhu trang trải cuộc sống cá nhân cũng như tạo điều kiện để anh nuôi sống gia đình nghèo khổ ở quê nhà Punjab, Pakistan.

Sandhu, người có bằng Đại học về thương mại, có một công việc ổn định tại một ngân hàng ở Pakistan, nhưng tiền lương ít ỏi không đủ để gia đình sống tốt. Vì vậy, cuộc sống thịnh vượng ở Hong Kong đã khiến Sandhu mơ mộng, nghĩ rằng mình sẽ đảm bảo được vấn đề tài chính cho gia đình.

Anh kết hôn với một người phụ nữ ở Pakistan và đến Hong Kong - quê hương nhà vợ sau đó vài tháng. Ngay khi đến đây, hạnh phúc liền tan biến.

Chú rể Nam Á ở Hong Kong: Những người đàn ông nghèo khổ đi theo cuộc hôn nhân sắp đặt và bị gia đình vợ đánh đập, bóc lột không khác gì nô lệ - Ảnh 3.

Gia đình nhà vợ Sandhu đã giữ hộ chiếu của anh và thông báo rằng anh được giao một công việc ở ngoài công trường 6 ngày một tuần để kiếm tiền nuôi vợ và cả gia đình. Mỗi đêm, anh đều phải làm việc nhà. Bất cứ khi nào Sandhu phàn nàn, đều bị gia đình nhà vợ lạm dụng bằng lời nói, thậm chí cả thể xác. “Nhà vợ luôn bắt nạt tôi. Mặc dù tôi đã tốt nghiệp đại học, nhưng họ luôn xem tôi là kẻ mù chữ, là người rừng. Có lần không nhịn được, họ đã đánh tôi. Tôi không biết làm gì để giải thoát, nên phải cam chịu số phận”, anh chia sẻ.

Dù thất bại trong việc trốn thoát, nhưng Sandhu vẫn cố gắng tìm cách để liên lạc với Richard Aziz Butt, một nhà tư vấn nhập cư trong cộng đồng Nam Á. Cuối cùng anh cũng đã có được số điện thoại của anh ta từ một đồng nghiệp.

“Tôi cần được giải thoát”, Sandhu nói với Butt.

Tuy nhiên, Sandhu không sẵn lòng đến sở cảnh sát. Cũng giống như nhiều chú rể nô lệ khác, Sandhu sợ sẽ bị trục xuất, vì sự bất hợp của nhà vợ cũng như sợ xấu hổ.

“Tôi sẽ gọi anh ấy là chú rể nô lệ”, Butt nói.

“Anh ấy đã bị một cuộc hôn nhân sắp đặt lừa dối và đưa đến đây để kiếm tiền cho gia đình cô dâu. Tất cả những điều này được xem là sự nô lệ. Không chỉ anh ấy mà còn những người khác, họ sẽ bị theo dõi 24 tiếng, họ sẽ không dám báo cảnh sát kể cả khi họ bị lạm dụng. Những người đàn ông này đều đến từ các quốc gia mà nơi đó đàn ông có tư tưởng gia trưởng. Nếu như họ nói với ai đó họ bị đối xử như nô lệ, thì sẽ bị mọi người cười nhạo và gọi họ là kẻ hèn nhát, vô dụng. Chính vì vậy, họ không dám nói gì với bất cứ ai”, Butt chia sẻ.

Butt nói thêm, anh đã gặp hơn 100 người đàn ông Nam Á bị bán đến Hong Kong thông qua các cuộc hôn nhân sắp đặt kể từ năm 1997. Visa của họ đều được gia đình trực tiếp xử lý mà không cần thông qua tư vấn hay luật sư, để họ không bị lộ diện trước ánh sáng pháp luật.

“Tôi tin rằng có khoảng 20% những ông chồng đều là chú rể nô lệ. Họ đã được đưa đến Hong Kong để làm việc và phục tùng cho gia đình nhà vợ”, Butt nói.

Chú rể Nam Á ở Hong Kong: Những người đàn ông nghèo khổ đi theo cuộc hôn nhân sắp đặt và bị gia đình vợ đánh đập, bóc lột không khác gì nô lệ - Ảnh 4.

Chungking Mansions - khu phức hợp ở Tsim Sha Tsui, Hong Kong.

Hầu hết những người đàn ông ấy đều đến từ khu vực Punjab của Pakistan và Ấn Độ, nhưng một số khác thì đến từ các quốc gia Nam Á khác như Bangladesh và Nepal.

Babu Bishu, một người từng làm ma cô ở Chungking Mansions - khu phức hợp ở Tsim Sha Tsui, Hong Kong, nơi được biết đến với nhiều quán ăn rẻ tiền và cũng là địa phận tụ tập của những người Nam Á.

Trong những năm qua, Bishu đã gặp hơn 200 người Nam Á bị lạm dụng ở Hong Kong, những người lao động bị lừa đảo và cưỡng bức. Anh nói rằng, không chỉ đàn ông mà ngay cả phụ nữ từ các gia đình nghèo di cư sang Hong Kong đều thông qua cuộc hôn nhân sắp đặt và sau đó bị bắt làm nô lệ. Đối với phụ nữ, sẽ bị bán vào những ổ chứa mại dâm, bị cả chồng và bố chồng lạm dụng.

Chú rể Nam Á ở Hong Kong: Những người đàn ông nghèo khổ đi theo cuộc hôn nhân sắp đặt và bị gia đình vợ đánh đập, bóc lột không khác gì nô lệ - Ảnh 5.

Hong Kong không có luật chống buôn người

Vấn đề buôn bán người thông qua các cuộc hôn nhân sắp đặt không được chia sẻ nhiều trên thế giới. Cục quản lý xuất nhập Hong Kong cũng không có hồ sơ chính thức về việc khai thác và buôn bán người trong thành phố. Điều này cho thấy rằng, nhà chức trách tại Hong Kong đã không xem trọng việc này, nhưng với những đất nước khác như Anh và Úc, thì đây được xem là tội ác.

Năm ngoái, văn phòng hôn nhân sắp đặt của Anh đã tìm thấy có khoảng 20% trong 1145 trường hợp hôn nhân, người bị làm nô lệ đều là nam giới đến từ 90 quốc gia kể từ năm 2005, nhưng trong đó có 40% đến từ Pakistan, tiếp theo là Bangladesh với 8% và Ấn Độ là 6%.

Chú rể Nam Á ở Hong Kong: Những người đàn ông nghèo khổ đi theo cuộc hôn nhân sắp đặt và bị gia đình vợ đánh đập, bóc lột không khác gì nô lệ - Ảnh 6.

Sandy Wong - Chủ tịch Ủy ban Chống buôn bán người của Liên đoàn Phụ nữ Hong Kong cho biết, tại Hong Kong không có luật cụ thể về hôn nhân sắp đặt hoặc hôn nhân nô lệ nhưng có một sự cấm đoán trong các luật khác nhau như Pháp lệnh hôn nhân (liên quan đến tuổi kết hôn) và Pháp lệnh tội phạm (nghiêm cấm các hành vi tình dục với người chưa đủ tuổi vị thành niên).

“Chúng ta cần phải có một phương án cập nhật và thắt chặt tình trạng buôn người. Tôi mong muốn có thêm một luật như thế nhưng sẽ mất nhiều thời gian để được thực thi, vận động và thông qua”, bà Wong nói.

Trước tình hình này, chính phủ Hong Kong đã không trả lời những yêu cầu về việc ban hành luật chống buôn người toàn diện, nhưng những nạn nhân này sẽ nhận được sự bảo hộ hợp pháp. Đại diện chính phủ cho biết: “Mặc dù Hong Kong không có bộ luật nào liên quan đến việc buôn người hoặc lao động cưỡng bức nhưng chúng ta có khung pháp lý toàn diện và vững chắc để đối phó với những hành vi khác nhau. Ngoài ra, Phòng phúc lợi xã hội sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ để giúp đỡ các nạn nhân, yêu cầu nơi ở hoặc hỗ trợ, đưa ra biện pháp can thiệp khủng hoảng tâm lý cho các nạn nhân bị lạm dụng”. 

(Nguồn: SCMP)