"Chiến sĩ" tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe

Hiểu Minh, Theo Tiền Phong 15:12 25/03/2020
Chia sẻ

Mùa dịch COVID-19, công việc của những y bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội vô cùng căng thẳng. "Mỗi ca trực kéo dài 24 tiếng, ăn tranh thủ, có tiếng chuông reo là lao lên xe", một bác sĩ của trung tâm mô tả.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 1.

Tới giờ, những y bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội vẫn còn nhớ như in lệnh điều động xe lúc 20h ngày 6/3, thời điểm Hà Nội có ca mắc COVID-19 đầu tiên. "Lệnh điều động xe được chuyển đến. Kíp trực hôm đó gồm 3 người: bác sĩ Nguyễn Đức Quý (thường gọi là Quý B), điều dưỡng Liên (Liên B) và lái xe nhanh chóng mặc đồ bảo hộ rồi lên đường đến số nhà 125 Trúc Bạch (quận Ba Đình). Đây nơi cư trú của ca mắc COVID-19 đầu tiên của Hà Nội, bệnh nhân số 17 của cả nước", một bác sĩ của trung tâm kể lại.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 2.

Sau ca mắc COVID-19 đầu tiên của Hà Nội, đường dây nóng 115 của Trung tâm mỗi ngày tiếp nhận gấp đôi số cuộc gọi. Mỗi ngày, Trung tâm nhận được khoảng 1.500 cuộc gọi. Ngày nào, trung tâm cũng phải huy động hết cơ số xe.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 3.

Mỗi ca trực kéo dài 24 giờ. Ba người trực luôn căng mình trước mỗi tiếng chuông reo từ 6 chiếc điện thoại trên bàn. "Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe", một bác sĩ cho biết.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 4.

Lịch trực của Trung tâm cấp cứu..

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 5.

Đáng buồn là có một số cuộc gọi tới trung tâm nhằm mục đích trêu đùa, thậm chí... chửi bậy.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 6.

"Làm nhiều cũng quen, nhân viên trực không bận tâm về vấn đề đó nữa, chỉ lo trong lúc nghe những cú điện thoại “trời ơi” lại có những cuộc điện thoại thực sự cần cấp cứu”, bác sĩ Liên (Trưởng kíp điều hành) nói.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 7.

Bác sĩ Quý B (bác sĩ trực tiếp trong ê kíp đưa bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên của Hà Nội đến bệnh viện) cho biết: Trong mùa dịch, mỗi cán bộ đều trực 24 tiếng, sau đó nghỉ 2 ngày: "Nói làm 24 giờ nhưng không có nghĩa là đúng 24 giờ. Nhiều lúc 8h vào ca trực nhưng 7h30 đã có cuộc gọi cấp cứu, các y bác sĩ lại lên đường không thể chậm trễ. Có những ca cấp cứu đến 9 – 10 tiếng... Làm đến trưa hôm sau là chuyện bình thường".

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 8.

Sau mỗi chuyến đi, xe cấp cứu phải khử khuẩn tại chỗ.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 9.

Ê kíp 3 người dọn xe cấp cứu. Bác sĩ làm sạch khoang ngoài; điều dưỡng phun rửa bên trong xe, tài xế làm sạch buồng lái.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 10.

Công đoạn khử khuẩn khoang bệnh nhân.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 11.
Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 12.

Sau khi lau rửa sạch, xe được sưởi bằng đèn và khử khuẩn lần cuối bằng tia cực tím.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 13.

Ở trung tâm có 4 cặp vợ chồng. Do công việc căng thẳng mùa dịch nên họ đều phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Có cặp vợ chồng từ Tết đến giờ chưa gặp con.

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 14.

Ngoài trực chiến với dịch bệnh, những ca cấp cứu cho người đột quỵ, chấn thương... vẫn liên tục dồn về Trung tâm. Do đó, công việc của mỗi tổng đài viên đều gấp 3, 4 lần ngày trước…

Chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: Ăn tranh thủ, chuông reo là lên xe - Ảnh 16.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày