Rất nhiều người tận dụng vỏ chai nhựa sau khi uống nước, rửa sạch rồi tái sử dụng để đựng thực phẩm trong nhà như đậu, dầu, đựng dưa muối... Tuy nhiên, thực tế là việc tái sử dụng chai nhựa tưởng chừng “tiết kiệm” này lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc chậm, thậm chí gây ung thư nếu sử dụng lâu dài và không đúng cách.
Chai đựng nước ban đầu thì không độc, nhưng sao tái dùng lại độc? – Một hiểu lầm phổ biến
Rất nhiều người thắc mắc: “Một chai nước ngọt để nguyên trong siêu thị suốt cả năm vẫn an toàn, tại sao rót nước lọc vào đó dùng vài tuần lại bị nói là độc?”. Hoặc có người hỏi: "Nếu những chai đang được bán là những chai rỗng sạch, tại sao chúng lại trở nên độc hại sau khi được sử dụng để đựng nước mát trong 1 thời gian?"
Tương tự, thân chai dầu ăn dạng thùng được làm bằng nhựa PET1, thân chai dạng chai dạng chai cũng được làm bằng nhựa PET1. Tại sao dầu trong thùng có thể được đóng vào bình thủy tinh đựng dầu, nhưng ngược lại thì không?
Thực tế là: Chai nhựa dùng để đựng nước giải khát hay dầu ăn trong siêu thị đã được sản xuất theo tiêu chuẩn riêng, có kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo trong điều kiện bảo quản nhất định sẽ không giải phóng chất độc ra thực phẩm.
Tuy nhiên, khi bạn mang về sử dụng lại, rửa nhiều lần, cọ xát mạnh, đổ chất lỏng nóng hoặc chua vào, vỏ chai sẽ bắt đầu trầy xước, bị mài mòn, khiến các chất độc hại trong nhựa bị giải phóng dần ra. Đây là điều mà nhà sản xuất không thể kiểm soát khi sản phẩm đã rời khỏi kệ hàng.
3 hiểu lầm phổ biến khi tái sử dụng chai nhựa
Trước tiên, chúng ta hãy làm rõ điều này: Bản thân chai nhựa không phải là nguyên nhân, mà chai sinh độc hay không phụ thuộc vào cách dùng của con người. Còn dưới đây là 3 hiểu lầm phổ biến khi sử dụng chai nhựa:
1. Tái sử dụng lâu dài
Các chai nhựa đựng nước ngọt, dầu ăn thường làm từ nhựa PET (loại số 1). Loại nhựa này chỉ thích hợp dùng 1 lần hoặc trong thời gian rất ngắn. Khi bị tái sử dụng trong thời gian dài – đặc biệt là quá 10 tháng – vỏ chai có thể bắt đầu giải phóng ra chất DEHP (một loại chất hóa dẻo có thể gây ung thư).
DEHP đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra là có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản như tinh hoàn và tuyến vú. Nó hoạt động như “đội quân tí hon” tích tụ dần trong cơ thể và âm thầm tàn phá sức khỏe.
Chưa kể, chai PET cũng không chịu được nhiệt độ cao. Nếu bạn dùng để đựng nước nóng trên 70°C, chai có thể bị biến dạng, phân hủy cấu trúc nhựa và làm tăng tốc độ phát tán các chất độc hại. Ngoài ra, miệng chai và nắp thường khó vệ sinh kỹ, là nơi lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, trong đó có cả vi khuẩn E.coli và nấm aflatoxin – một tác nhân có thể gây ung thư gan.
2. Dùng để đựng đủ loại thực phẩm từ dầu, giấm đến rượu trắng
Không ít người tận dụng chai nước khoáng, chai nước ngọt để đựng giấm ăn, nước mắm, dầu ăn, thậm chí cả rượu trắng. Việc này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại rất nguy hiểm.
Axit trong giấm, độ cay trong nước mắm hay độ cồn cao trong rượu trắng có thể làm tăng tốc độ phân rã của lớp nhựa PET. Khi axit và cồn tiếp xúc với vỏ chai, các thành phần hóa học trong nhựa có thể bị hòa tan vào thực phẩm và làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ thể nếu sử dụng lâu dài.
Chưa kể đến trường hợp đựng dầu ăn – dầu là chất béo và dễ bám dính. Vỏ chai nhựa không được thiết kế để chống lại dầu mỡ. Khi lớp nhựa bị bào mòn bởi dầu có thể giải phóng ra các hạt vi nhựa (microplastic) và chất phụ gia. Hậu quả là dầu ăn bị biến chất, sản sinh các hợp chất độc hại như aldehyde và acid béo chuyển hóa.
Thực tế, bạn có thể thấy ở nhiều hàng quán ven đường, chai nhựa được tận dụng triệt để để đựng nước mắm, tương ớt, dầu ăn… Đây là thói quen rất nguy hiểm cho sức khỏe và nếu có thể thì nên hạn chế mua đồ ăn tại các điểm bán như vậy.
3. Dùng để đựng nước nóng
Một số người cho rằng chai nhựa “loại xịn” có thể chịu được nước nóng, song thực ra không hoàn toàn đúng. Chai nhựa PET chỉ chịu được tối đa 70°C, vượt quá mức đó thì bắt đầu biến dạng và giải phóng chất độc. Có người từng dùng chai nước hiệu V* rót nước sôi, thấy không chảy nhựa liền yên tâm sử dụng nhưng thực tế phần thân chai có thể đã bị biến đổi cấu trúc mà mắt thường không thấy rõ.
Ngoài ra, đặt chai nhựa gần bếp, phơi nắng ngoài trời cũng khiến nhựa bị nóng chảy nhẹ, làm tăng nguy cơ giải phóng chất độc hại. Những biến đổi âm thầm này dễ khiến bạn chủ quan nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nhất là gan, thận và hệ nội tiết.
Vậy sử dụng nhựa như thế nào mới an toàn?
Bạn hãy nhìn dưới đáy chai – thường có biểu tượng tam giác và số từ 1 đến 7. Mỗi con số tượng trưng cho một loại nhựa khác nhau:
- Số 1 (PET): Chỉ dùng 1 lần, không chịu nhiệt và không tái sử dụng lâu dài.
- Số 2, 4, 5: An toàn hơn, có thể dùng tái sử dụng ngắn hạn nhưng vẫn cần cẩn trọng.
- Số 3 (PVC), 6 (PS), 7 (PC): Tuyệt đối không nên dùng để đựng thực phẩm.
Nhưng để đơn giản hơn, nếu bạn không chắc loại chai mình dùng làm từ nhựa gì – tốt nhất đừng dùng lại.