Đoạn video ghi lại cảnh hổ trắng bị bầy thú dữ bất ngờ tấn công
Vào hôm 17/9 vừa qua, lợi dụng sự bất cẩn của người trông giữ sở thú, những con hổ lông vàng - đen Bengal đã lách qua cánh cửa để hở và đi lạc vào chốn lưu trú của cô hổ trắng 9 tháng tuổi hiền lành, Shreyas. Ngay khi nhìn thấy con mồi, chỉ trong chốc lát, bản tính khát máu của loài hổ đã trỗi dậy và không cần mất nhiều thời gian rình mò, một con hổ lông vàng sậm đã quật ngã cô hổ trắng xuống mặt cỏ.
Tiếp đó, những con hổ khác cũng mau chóng tiến đến chỗ cô hổ đáng thương vừa quỵ ngã và ra những miếng đòn tấn công hiểm hóc, vô cùng đáng sợ.
Chứng kiến cảnh tượng vượt ngoài tầm kiểm soát, các nhân viên vườn thú không ngừng lớn tiếng la hét, liên tục bấm còi xe nhằm ngăn cản lũ hổ giơ móng vuốt, cắn xé hổ trắng.
Trong lúc cố gắng chống trả lại bầy thú hung ác để giành lấy sự sống cho mình, hổ trắng đã phải lãnh chịu vô số vết thương trầm trọng trên cột sống, mặt và bàn chân. Tuy chạy thoát khỏi nanh vuốt sắc nhọn của lũ thú dữ nhưng sinh mạng của hổ trắng lúc đó chẳng khác nào "ngọn đèn trước gió".
Các nhân viên vườn thú không ngừng la hét, bấm còi xe nhằm ngăn cản lũ hổ giơ móng vuốt, cắn xé hổ trắng.
Mặc dù được các bác sĩ ngày đêm cứu chữa, hổ trắng vẫn không thể qua khỏi và đã tạm biệt thế giới này vào hôm 20/9 vừa qua.
Sau vụ tai nạn đáng tiếc, Giám đốc Khu bảo tồn rừng của chính phủ Ấn Độ C Jayaram thông báo rằng, ông đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về sự cố này.
Nhiều con hổ mau chóng tiến đến chỗ cô hổ đáng thương vừa quỵ ngã và ra những miếng đòn tấn công hiểm hóc, vô cùng đáng sợ.
Ông cho hay: "Chúng tôi đã tiến hành điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn vừa xảy ra và sẽ cố gắng không để vụ việc tương tự tái diễn. Những nhân viên trông coi sở thú có thái độ lơ là trong lúc thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến cái chết của hổ trắng hiền lành, vô tội đã phải chịu kỷ luật nghiêm khắc."
Theo Hiệp hội Phúc lợi Hổ Ấn Độ, hiện thế giới chỉ còn lại khoảng 200 hổ trắng. Suốt 50 năm qua, người ta không còn nhìn thấy hổ trắng hoang dã vì chính con người đã phá huỷ môi trường sống của chúng. Hổ trắng thuộc giống hổ Bengal, màu lông trắng của chúng là do gen đột biến tạo ra. Ngoài ra, loài hổ trắng thường được nuôi nhốt riêng, ở cách ly với những hổ có màu lông vàng sẫm đồng loại.
Cô hổ trắng cũng phải lãnh chịu những vết thương trầm trọng trên cột sống, mặt và bàn chân.