Nông dân Phạm Thị May ở Bắc Kạn vinh dự được tuyên dương "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024" nhờ mô hình trồng rừng, chế biến gỗ rừng trồng của chị đang tạo việc làm, thu nhập tốt cho nhiều lao động địa phương.
Tiết lộ với báo Dân Việt về cơ duyên trồng cây sản xuất gỗ rừng thu nhập tiền tỷ chị May cho hay, bố mẹ đều là công nhân lâm trường, sinh ra, lớn lên giữa đồng rừng.
Trong cái nhìn của người phụ nữ này, thứ nhiều hơn cả là màu xanh được phản chiếu từ đại ngàn thăm thẳm. Và chính bởi đó mà tính cách con người ở chị cũng trở nên nhẫn nại, kiên cường như những cội cây.
Chia sẻ thêm về những ngày đầu khởi nghiệp , chị May cho biết, lấy chồng được ít năm thì dọn ra ở riêng, khi ấy nghèo, nghèo lắm, chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng.
Nghèo đến nỗi, muốn vay tiền ngân hàng mua đôi bò để làm kinh tế người ta cũng không dám cho vì tài sản thế chấp chẳng có gì. Tuy nhiên với quyết tâm làm giàu bằng được tại quê hương, chị May vay được 3 triệu đồng để mua đôi lợn về nuôi.
Có số tiền làm vốn trong tay, chị mua giống vừa đầu tư nấu rượu để có cám bã chăn chúng. Thời điểm khó khăn đó, tài sản lớn nhất của vợ chồng chị May là đôi lợn và chiếc nồi nấu rượu.
Cứ thế chị chắt bóp tiền từ việc bán rượu và lợn sau đó đem mua rừng. Khi bán cây chị lại bán dồn tiền mua rừng. Trong những lần đi thực tế học tập các hộ về việc trồng, chế biến lâm sản hai vợ chồng đã quyết định đầu tư xưởng bóc gỗ vì nếu chỉ chăm chăm vào bán cây cũng thấy tiếc. Lúc này diện tích rừng của gia đình cũng đã dồn được 40ha.
Đến nay sau gần 20 năm trồng cây với nhiều "mồ hôi và nước mắt", xưởng gỗ bóc của gia đình tôi đã được đầu tư, mở rộng quy mô và cũng đã bước vào năm thứ 10 vận hành.
Theo chị May đã gần nửa đời người gắn bó với nghề trồng rừng rồi. Nói chung, trồng rừng và chế biến lâm sản chẳng lo không có đầu ra. Làm đến đâu người ta mua hết đến đó.
Từ đôi lợn với những mẻ rượu ban đầu, người nông dân lam làm ấy đã dựng nên được cơ ngơi mà khiến ai nhìn vào cũng phải ngưỡng mộ. Tính đến thời điểm hiện nay tổng mức đầu tư cho máy móc thiết bị, ô tô, nhà xưởng cũng đã ngót nghét 8 tỷ đồng.
Nhờ những nỗ lực của bản thân đến nay, xưởng gỗ bóc của gia đình chị hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, chị May còn liên kết, mua gỗ rừng trồng cho các hộ dân trong thôn, trong xã và cả các vùng lân cận.
Việc trồng rừng và chế biến gỗ cũng đã tạo được công ăn việc làm cho hơn 20 lao động thương xuyên và thời vụ tại địa phương với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/ tháng.
Xuất thân từ nhèo khó cho đến nay thu nhập 4,8 tỷ đồng/năm là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của chị Phạm Thị May.
Hiện dù kiếm tiền tỷ mỗi năm nhưng chị May vẫn ngày ngày trực tiếp lên rừng, vẫn miệt mài với những công việc chân tay, nặng nhọc đã gắn bó hơn nửa đời người cùng với các nhân công bất kể nắng mưa.
Những năm trở lại đây nhiều nông dân có thu nhập cao tiền tỷ nhờ trồng rừng. Tương tự chị May, anh Trần Duy Thủy ở Tp.Quy Nhơn, Bình Định bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm.
Theo Nông Nghiệp tính đến nay đã 15 năm ông Trần Duy Thủy gắn đời với nghề rừng. Mặc dù có trong tay ít vốn nhưng anh anh Thủy "thừa thắng xông lên", ngoài sản xuất cây giống lâm nghiệp, gia đình ông Thủy còn đầu tư trồng hàng chục ha keo lai.
Đến nay, vườn ươm giống cây lâm nghiệp rộng gần 1,5ha và 24ha rừng trồng mỗi năm cho gia đình ông Thủy khoản lãi ròng gần 1,5 tỷ đồng.
Nói về quá trình khởi nghiệp với nghề trồng cây "quý như vàng", ông Thuỷ vừa tâm sự: Để sản xuất được 2,1 triệu cây giống/năm như hiện nay, ông phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm từ sản xuất thực tế, trong quá trình chăm sóc, bón phân.
Đồng thời, ông sử dụng công nghệ tưới nước tự động cho vườn ươm và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật cấy, chiết, chăm sóc cây keo hom giống... để áp dung vào thực tế tại vườn ươm của mình, cho ra cây giống lâm nghiệp có chất lượng cao.
Làm việc bằng cái tâm và được nhiều khách hàng tin tưởng, đồng thời tích cực quảng bá và mở rộng thị trường nên cây giống lâm nghiệp sản xuất từ vườn ươm của ông Thủy được tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước với số lượng lớn.
Theo báo Chính Phủ trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường, chỉ tiêu phát triển bền vững.
Điều đáng nói, trồng rừng còn là nguồn sinh kế, nguồn thu nhập của hàng triệu người nghèo và người dân tộc thiểu số nên trồng cây gây rừng có thể nói là "đòn bẩy" quan trọng để tăng thu nhập cho người trồng và chăm sóc rừng.
Trúc Chi (t/h)