Chỉ mất đúng 6 tiếng để viết bài luận, nữ sinh 2005 xinh như hot girl ở Nghệ An ẵm trọn học bổng toàn phần trị giá 1,4 tỷ đồng

Thanh Hương, Theo Phụ nữ số 19:09 18/07/2023
Chia sẻ

Mới đây, em Trần Ngọc Yến Vy (sinh năm 2005) học sinh lớp chuyên Sinh khoá 49 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An đã nhận được học bổng 100% ngành Nursing (Y tá, Điều dưỡng) tại Viện Khoa học Sức khỏe, Đại học VinUni. Học bổng của Yến Vy trị giá 1,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Yến Vy chỉ mất đúng 6 tiếng đồng hồ để hoàn thành bài luận về chủ đề hành trình đi làm thiện nguyện ở một chương trình dành cho trẻ em, từ đó xuất sắc dành học bổng. Để đạt được học bổng, ngoài nỗ lực của bản thân thì 10x còn nhận được nhiều sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.

Từ những kinh nghiệm mà bạn thân tích cóp, gặt hái được, Yến Vy đã có những chia sẻ thiết thực tới các bạn trẻ cũng đang quan tâm đến việc giành học bổng từ Viện Khoa học sức khỏe của VinUni.

Chỉ mất đúng 6 tiếng để viết bài luận, nữ sinh 2005 xinh như hot girl ở Nghệ An ẵm trọn học bổng toàn phần trị giá 1,4 tỷ đồng - Ảnh 1.

Nữ sinh Trần Ngọc Yến Vy

"Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng"

Trong quá trình phỏng vấn, Yến Vy đã được thầy cô nhận xét là "Em thật sự em đang làm gì" và "em đã thật sự hiểu rất rõ về ngành học của mình". Vậy nên, Vy cho rằng 2 yếu tố này đã giúp em trở nên khác biệt so với những ứng viên khác. Biết mình hay nói cách khác là hiểu rõ bản thân mình có gì để đưa vào hồ sơ, cần hoàn thiện gì để hồ sơ của mình trở nên tốt hơn và định hướng tương lai của bản thân như thế nào.

Còn biết người chính là hiểu rõ trường đại học mà mình đang nộp đơn: Có gì đặc biệt hơn so với các trường khác, biết ngành của mình yêu cầu những yếu tố phẩm chất nào,... Khi đó những gì bạn đưa vào hồ sơ cũng như những gì bạn thể hiện sẽ làm ban tuyển sinh cảm thấy bạn rất phù hợp với trường một cách rất tự nhiên.

Để "biết mình" thật sự rất khó, biết mình muốn làm gì thì lại càng khó hơn. Khi đọc đề luận của VinUni, Yến Vy nhận ra là Vin rất quan trọng đến vấn đề định hướng tương lai của ứng viên. Do đó Vy đã dành một đêm nghiêm túc nghĩ đến vấn đề này trước khi bắt tay vào làm luận.

Em đã ngồi "kể lại" cuộc đời mình với bản thân, xem có thể dùng câu chuyện nào của mình để viết luận mà thể hiện rõ bản thân mình nhất. 10x thường chọn những câu chuyện mang tính bước ngoặt, làm thay đổi suy nghĩ của mình và quan trọng là bài học sau câu chuyện đó. Ví dụ đối với viện Khoa học sức khỏe, đặc biệt là ngành Nursing, việc có kinh nghiệm cũng như đam mê với việc chăm sóc con người sẽ được đánh giá rất cao.

Do đó, Vy đã chọn câu chuyện cho em kinh nghiệm cũng như nuôi dưỡng đam mê đối với ngành này. Cụ thể 10x đã kể về hành trình đi làm thiện nguyện ở một chương trình dành cho trẻ em, những bài học đã khiến Vy cảm thấy trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình nên được hưởng sự chăm sóc tốt hơn hiện tại.

Sau đó Yến Vy tạo khung cho bài luận, mở bài và kết bài bằng hình ảnh gì, dùng từ ngữ như thế nào. Do đó khi đặt bút viết luận, 10x đã không bị lạc vào nhiều ý tưởng khác nhau mà bài luận của em lại rất "riêng".

Sau 6 tiếng thì 10x đã hoàn thành xong "phần thô" của bài luận. Sau này em cũng chỉ cần sửa lại những chi tiết nhỏ để hoàn thiện nó.

"Biết người" cũng rất khó, khi mà thông tin trên web của trường thì ai cũng tiếp cận được và hầu như là điều "chung chung". Nên theo Yến Vy, trước hết các bạn phải nắm rõ những thông tin cơ bản như ngành học bao nhiêu năm, năm đầu học gì những năm tiếp theo học gì.

Tiếp theo, bằng các trang thông tin hoặc có thể tìm hiểu qua những anh chị đi trước, mọi người cần biết ngành học tại ngôi trường mình chọn khác so với các trường đại học khác như nào, có điểm nổi bật thu hút gì?

Khi bạn nắm được những thông tin này, không chỉ hồ sơ của bạn trở nên "sát" với ngành học hơn mà còn giúp ích rất nhiều trong quá trình trả lời phỏng vấn.

Chỉ mất đúng 6 tiếng để viết bài luận, nữ sinh 2005 xinh như hot girl ở Nghệ An ẵm trọn học bổng toàn phần trị giá 1,4 tỷ đồng - Ảnh 2.

Yến Vy chỉ mất 6 tiếng đồng hồ để viết xong bài luận.

Chất lượng hơn số lượng

Khi đọc những tiêu chí tuyển sinh của Viện Khoa học sức khỏe VinUni, Yến Vy cảm nhận rõ rằng nhà trường đang muốn tìm một ứng cử viên có khả năng "đồng cảm", đồng cảm với chính câu chuyện của bản thân mình cũng như câu chuyện của người khác. Và từ sự đồng cảm đó, các bạn trẻ sẽ làm gì trong tương lai để những câu chuyện xung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn.

Vì thế trong bài luận, Yến Vy đã chọn câu chuyện thể hiện được sự đồng cảm của bản thân và nhắc khá nhiều về nó. Sự đồng cảm được thể hiện khi 10x kể về thực tế trải nghiệm câu chuyện của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Sau này khi phỏng vấn, gần nửa số câu hỏi mà 10x nhận được chính là về câu chuyện này. Vậy nên Yến Vy đưa ra lời khuyên khi chọn lựa hoạt động ngoại khóa cũng như thành tích, phải dựa vào tiêu chí mà ngành học yêu cầu và phải làm thầy cô thấy mình đáp ứng được những yêu cầu đó.

Tại sao lại nói chất lượng hơn số lượng? Với tâm lý của những người đi "săn" học bổng, chúng ta đều muốn thể hiện tất cả những kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa, giải thưởng mà mình đạt được nhưng điều đó lại vô tình làm "loãng" hồ sơ của chính mình.

Sau khi được góp ý, Yến Vy đã chỉ đem vào hồ sơ 3 hoạt động ngoại khoá, đều liên quan đến "sự đồng cảm" mà mình nhắc trong bài luận. "Thầy cô sẽ không biết là quy mô chương trình đấy rộng như nào, được đầu tư ra sao, nhưng bạn phải làm thầy cô cảm nhận được bạn học được những gì trong và sau chương trình", Yến Vy nhấn mạnh.

Để thầy cô cảm nhận được rõ thì lúc làm hồ sơ hoặc viết luận kể cả lúc trả lời phỏng vấn, các bạn học sinh phải lồng ghép bài học mà mình gặt hái được. Quan trọng là phải trả lời được câu hỏi mình đã tiếp nhận bài học đó và dùng nó để định hình tương lai của mình như thế nào? Từ đó hoạt động ngoại khóa của các bạn sẽ trở nên "chất lượng" hơn!

Thể hiện bản thân nhưng không "thể hiện"

Đây là lời khuyên mà 10x dành cho mọi người khi chuẩn bị cho vòng phỏng vấn. Khi thể hiện cho ai đó hiểu rõ về bản thân mình, ta sẽ có xu hướng trở nên "khoe mẽ" và thể hiện quá đà.

Bí quyết để hạn chế tình huống này của 10x chính là thêm "trường" vào những câu trả lời của mình. Trước ngày phỏng vấn, Yến Vy sẽ kể ra điểm mạnh của bản thân sau đó sẽ xem là với điểm mạnh và kinh nghiệm đó thì mình đóng góp được gì cho trường, cho viện của mình.

Từ đó, các bạn trẻ sẽ tạo được ấn tượng cho thầy cô hơn là kể lể về thành tích của mình mà không có một mục đích cụ thể nào. Ví dụ, đối với Yến Vy là người có kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa về làm tình nguyện, chăm sóc sức khỏe thì khi được nhận vào trường, 10x sẽ sử dụng kinh nghiệm của mình để giúp trường tổ chức những chương trình thiện nguyện khác với quy mô lớn hơn, có ích hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày