Thời gian vừa qua, với sự biến động rất lớn (phần nhiều là đi lên) của giá vàng trên toàn thế giới, các mặt hàng trang sức bằng vàng cũng đã hoàn thành một "trận đòn phản công". Người ta đã thay đổi định kiến rằng trang sức vàng chỉ được dùng để làm quà cưới. Thay vào đó, có nhiều người lựa chọn loại trang sức này để đeo hàng ngày.
"Khi bạn đang vội ra ngoài đến mức không có thời gian để nghĩ đến việc kết hợp đồ như thế nào mà chỉ kịp với tay lấy chiếc áo sơ mi mặc cùng chiếc quần jeans đơn giản. Đến lúc này, một chiếc vòng cổ hoặc vòng đeo tay bằng vàng sẽ ngay lập tức khiến bạn trở nên trông có gu hơn rất nhiều" - Thanh Hằng (Stylist, 30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của mình.
Đồng thời, trên thực tế, chị Trúc (37 tuổi) và chị Mỹ Linh (30 tuổi), hiện đang sinh sống tại Cần Thơ cho biết, sau khi đi làm và dần độc lập về tài chính, 2 chị đều lựa chọn mua cho mình một vài món đồ trang sức bằng vàng như phần thưởng xứng đáng dành tặng những cố gắng đã qua. Hai người phụ nữ này đều thích trang sức. Khi đi mua sắm luôn nhìn vào quầy trang sức, nếu nhìn thấy thứ gì thích thì sẽ mua. Và đặc biệt rất thích đeo đồ trang sức bằng vàng.
So với trước đây, sự nhận biết và nhiệt tình mua trang sức vàng của thế hệ trẻ đã tăng lên đáng kể, họ coi trang sức vàng là sự thể hiện sở thích cá nhân và cá nhân hóa, đồng thời cũng nhận ra đặc tính bảo tồn và đánh giá cao giá trị của nó. (Ảnh minh họa)
Sách trắng về xu hướng ngành trang sức năm 2023 cho thấy năm nay, ngành trang sức tiếp tục phát triển về quy mô và nâng cấp mức tiêu thụ. Sự sẵn sàng chi trả cho trang sức vàng và bạc của người tiêu dùng đã tăng lên, trong đó sản phẩm vàng là danh mục lớn nhất, chiếm gần 60%.
Trong số người dân mua vàng, giới trẻ rõ ràng nhiệt tình hơn trước. Trong vòng 5 năm, tỷ lệ người trẻ mua vàng đã tăng từ 16% lên 59%.
Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghiệp và Tiêu dùng JD, trang sức đã bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu tiêu dùng của giới trẻ. Tuy nhiên, phụ nữ mua vàng trang sức thực sự là vì lý do gì? Liệu có phải chỉ vì sự an toàn tài chính hay như 1 phần thưởng dành tặng bản thân không?
Chị Mỹ Linh (30 tuổi) cho biết, chị thích đeo vàng từ nhỏ. Tuy vậy, phải đợi tới tận khi đi làm chị mới tích cóp được tiền để mua vàng. Mỗi lần mua sẽ mua từ 2 đến 3 chỉ vàng.
"Mình thường tích lũy được 1 khoản rồi đi mua. Tuy nhiên mỗi lần mua sẽ chỉ chọn vàng trang sức. Mình vừa đeo vừa coi như 1 khoản tích cóp cho bản thân phòng hờ khi khó khăn, vì ngoài ra cũng không tiết kiệm tiền theo hình thức nào khác" - Mỹ Linh nói.
Bộ trang sức bằng vàng mà Mỹ Linh đang đeo trên người cũng có giá trị khá lớn, khoảng 4 cây. Song, nếu có tiền, Mỹ Linh khẳng định vẫn sẽ mua thêm. (Ảnh: Mai Hà Mỹ Hân)
Có cùng sở thích với chị Mỹ Linh, chị Trúc (37 tuổi) chia sẻ bản thân cũng mua vàng vì thích đeo vàng chứ không tính đến chuyện mua đi bán lại để nhận về lời lãi. Và cũng giống như Mỹ Linh, chị Trúc đa phần chỉ chọn vàng trang sức để mua.
"Mình hình thành thói quen mua vàng từ rất lâu rồi. Kể từ khi đi làm kiếm ra tiền là mua vàng liền. Và đa số là chỉ mua để đeo và giữ làm của hồi môn chứ chưa từng bán đi" - chị Trúc nói.
Số tiền chị Trúc kiếm được hầu hết đều dành để mua vàng (không tính các khoản chi phí sinh hoạt bình thường). (Ảnh: Mai Hà Mỹ Hân)
Có thể thấy, về cơ bản, mua vàng trang sức không phải là vấn đề lớn dù giá vàng tăng hay giảm. Đối với một người tiêu dùng bình thường, có sở thích đặc biệt với vàng, thói quen này phần lớn để thỏa mãn đam mê. Mặt còn lại nó chỉ giống như một phần cảm giác an toàn trước sự đấu tranh và bất ổn của chủ nghĩa tiêu dùng trong thời đại mới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, số tiền bạn chi tiêu sẽ ở lại với bạn theo một cách khác và duy trì được giá trị của nó một cách tương đối bền vững.
Giống như chị Mỹ Linh hay chị Trúc, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền mua trang sức cho mình.
Từ góc độ kinh tế, khi mua trang sức bằng vàng cũng có nghĩa là họ đang mua cảm giác an toàn. Nhưng từ góc độ tâm lý học, khi mọi người mua đồ trang sức, họ đang mua “cảm giác xứng đáng”.
"Bộ trang sức chị đang đeo trên người có giá trị khoảng 4 cây. Chị thấy đẹp là mua vì chị thích những thứ bắt mắt và cũng không quan tâm lắm đến thương hiệu" - chị Mỹ Linh nói thêm.
Trước đây, người ta có cách hiểu truyền thống hơn rằng hành vi đeo trang sức chắc chắn có liên quan đến người xem, loại trang sức mà người đeo trang sức chọn có liên quan đến thông điệp họ muốn truyền tải đến người xem.
Tuy nhiên, với sự thay đổi của thời đại, tâm lý người tiêu dùng cũng không ngừng thay đổi, trong số những người tiêu dùng trang sức mới nổi, việc tiêu dùng giá trị cảm xúc nhằm mục đích “làm hài lòng bản thân” ngày càng trở nên quan trọng và mọi người theo đuổi vẻ đẹp của sự ngẫu hứng. Trong logic về giá trị tiêu dùng này, đồ trang sức không nhất thiết phải là một sản phẩm phức tạp và đắt tiền mà có thể thời trang, hợp thời trang hơn và giá cả phải chăng hơn.
Phụ nữ đeo trang sức để làm hài lòng và tự thưởng cho mình. (Ảnh minh họa)
Cho dù lý do là gì, trang sức nhìn chung là một hoạt động thỏa mãn tinh thần, và nền kinh tế trang sức cũng là một loại hình tiêu dùng giá trị tinh thần.
Theo lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, đồ trang sức đáp ứng được nhu cầu ở cấp độ cao hơn. Thứ mà giới trẻ mua không phải là đồ trang sức mà là một lối thoát cảm xúc. Một món đồ trang sức tinh xảo chắc chắn có thể mang lại niềm vui tinh thần và sự thỏa mãn về mặt tinh thần.
Trong lĩnh vực tiêu dùng trang sức, trang sức đã trở thành biểu tượng hay ngôn ngữ cá nhân, thể hiện cá tính, sở thích và thẩm mỹ của chúng ta. Phụ nữ không đeo trang sức để làm hài lòng người khác phái mà để làm hài lòng và tự thưởng cho mình.
Đồ trang sức, với tư cách là mặt hàng tiêu dùng tinh thần, cũng đã trở thành một biểu hiện quan trọng của việc con người tận hưởng cuộc sống chất lượng cao. Wang Yi, đối tác tư vấn tài chính của Công nghiệp Bán lẻ và Hàng tiêu dùng Deloitte, cho biết sự cạnh tranh trên thị trường trang sức cao cấp, giá cả phải chăng toàn cầu đã tăng cao trong những năm gần đây.
Tuy vậy, trong số những người được hỏi đều cho biết, họ không quá quan tâm đến thương hiệu. Giống như cách họ vàng trang sức một phần nhằm thỏa mãn sự an tâm tài chính, khi mua các sản phẩm này họ cũng chọn những địa chỉ mang đến cho họ niềm tin về sự uy tín. Bằng chứng là không chỉ Mỹ Linh thừa nhận, chị hay mua vàng ở chỗ quen, chị Trúc cũng cho biết:
"Khi mua vàng, điều mình quan tâm đầu tiên là giá, thứ 2 là kiểu dáng sản phẩm. Đồng thời, chị cũng thường mua vàng tại những địa chỉ uy tín như Kim Tín vì đã xài quen ở đó" - chị Trúc nói.
Ngày càng nhiều người trẻ bắt đầu mua vàng
Trong tuần đầu tiên của sự kiện 11.11 năm 2023 trên JD.com, trong số lượng mua trang sức bằng vàng, người tiêu dùng ở độ tuổi 26-35 chiếm 57% khối lượng giao dịch, khối lượng giao dịch tăng gần 15 lần so với cùng kỳ. Năm ngoái, lượng giao dịch trang sức vàng đối với người tiêu dùng dưới 25 tuổi cũng tăng, tăng gần 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.