Chi 9 tỷ USD xây đập thủy điện cao nhất thế giới, làm “lu mờ'” siêu đập Tam Hiệp, láng giềng Trung Quốc khiến thế giới sửng sốt

Minh Tiến, Theo markettimes.vn 18:14 07/08/2024
Chia sẻ

Đập thủy điện cao nhất thế giới sắp đi vào hoạt động với nhiều công nghệ tiên tiến.

Chi 9 tỷ USD xây đập thủy điện cao nhất thế giới, làm “lu mờ'” siêu đập Tam Hiệp, láng giềng Trung Quốc khiến thế giới sửng sốt- Ảnh 1.

Theo trang Energynews, siêu đập thủy điện Rogun tại Tajikistan (láng giềng Trung Quốc) được xây dựng trong nhiều thập kỷ, dự kiến sẽ đưa máy phát điện thứ ba và cũng là máy phát điện cuối cùng vào hoạt động vào cuối năm 2025.

Rogun, nằm ở thượng nguồn sông Vakhsh trong dãy Pamir, sẽ trở thành đập cao nhất thế giới với đỉnh đập đạt độ cao 1.300m so với mực nước biển, vượt qua kỷ lục trước đó do đập Nurek cũng tại Tajikistan nắm giữ (300m). Với chiều cao 335 mét, Rogun sẽ là đập cao nhất toàn cầu, cao gấp đôi siêu đập Tam Hiệp của Trung Quốc (185m). Dự án có tổng chi phí lên tới 9,4 tỷ USD.

Rogun đã vận hành được hai turbine, mỗi turbine có công suất 600 MW. Công trình thủy điện này giúp Tajikistan giảm bớt tình trạng thiếu điện vào mùa đông và xuất khẩu một phần điện năng sang các quốc gia láng giềng. Khi hoàn tất, với sáu turbine, mỗi turbine cũng có công suất 600 MW, Rogun sẽ đạt tổng công suất lắp đặt lên tới 3.600 MW, tương đương với ba nhà máy điện hạt nhân, trở thành nhà máy thủy điện mạnh nhất tại Trung Á.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Tajikistan có tiềm năng sản xuất lên đến 527 terawatt giờ điện, nhưng hiện tại chỉ khai thác khoảng 4%. Khi dự án này đi vào hoạt động, công suất điện của toàn bộ hệ thống điện quốc gia sẽ tăng hơn 50% so với trước đây.

Sự gia tăng công suất điện này sẽ tạo ra những tác động kinh tế tích cực cho cả Tajikistan. Tajikistan cần năng lượng để phát triển ngành công nghiệp đang lớn mạnh của mình. Việc gia tăng công suất thừa từ mạng lưới thủy điện có nghĩa là quốc gia này có thể xuất khẩu và tạo nguồn thu mới.

Với tiềm năng thủy điện của mình, Tajikistan có thể sớm trở thành một nhà sản xuất năng lượng lớn, từ đó giúp quốc gia phát triển mạnh mẽ hơn. Mặc dù dự án Rogun gặp nhiều khó khăn về chi phí, lợi ích mà nó mang lại cho quốc gia này vẫn vượt xa những thách thức hiện tại.

Đây là công trình lớn nên phải sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Theo trang Power Technology, đập Rogun là một đập đá đổ với lõi đất sét, sử dụng công nghệ đầm lăn bê tông (RCC) để xây dựng tấm đệm bê tông, chia thành tám khối với tổng cộng 290.000 mét khối RCC.

Cùng với đó, hệ thống băng tải tự động được sử dụng triệt để. Hệ thống băng tải này đảm bảo vận chuyển nhanh chóng và bền vững các vật liệu xây dựng. Hệ thống nằm ở bờ trái của khu vực hạ lưu đập và có chiều dài 650 mét, có khả năng vận chuyển 3.000 tấn mỗi giờ.

Hay các hệ thống tự động hóa và giám sát thông minh cũng có dấu ấn đặc biệt. Các hệ thống giám sát hiện đại và tự động hóa được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc và hiệu quả trong quá trình xây dựng. Hơn nữa, công nghệ bảo vệ môi trường tiên tiến cũng được sử dụng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày