Câu đố tiếng Việt: Tại sao gọi là "đồng bóng"?

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 19:20 15/06/2023
Chia sẻ

Có ý kiến cho rằng "đồng" là cái gương, "bóng" là hình ảnh của cảnh và vật phản chiếu trong gương, liệu có hợp lý?

Trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết tiếng Việt, có nhiều từ/cụm từ được sử dụng phổ biến nhưng ít người hiểu rõ nghĩa hay biết đến nguồn gốc sâu xa. "Đồng bóng" cũng là một từ nằm trong số đó.

"Đồng bóng" thường dùng để chỉ người mà thần linh hoặc hồn người chết nhập vào trong một lễ cầu xin, theo tín ngưỡng dân gian. Vậy tại sao lại xuất hiện từ này?

Từ điển Việt-Bồ-La của A. de Rhodes cho rằng "đồng" là cái gương, "bóng" là hình ảnh của cảnh và vật phản chiếu trong gương. Nhưng điều này nói về "phù thủy" phương Tây chứ không phải "ông đồng, bà đồng" ở Việt Nam.

Câu đố tiếng Việt: Tại sao gọi là đồng bóng? - Ảnh 1.

Hiện nay, đồng bóng cũng được sử dụng để chỉ một loại tính cách của con người - Ảnh minh họa: ST

Trong chữ Nôm, đồng (僮, 童) là người liên lạc được thế giới bên kia; còn bóng (??) là người đàn bà hành nghề cầu cúng. Trong cuốn Dictionnaire franco-tonkinois illustré, P. G. Vallot, đồng bóng cũng được ghi nhận là các ông đồng, bà đồng cho thần linh hay vong hồn nhập vào họ, lúc ấy họ không còn là chính mình.

Ở Việt Nam, đồng bóng còn được gọi là lên đồng, hầu đồng, hầu bóng…, một hoạt động tín ngưỡng dân gian có tính chất của Shaman giáo (một tín ngưỡng có hoạt động liên quan tới sự giao tiếp với thế giới linh hồn).

Ngoài ra hiện nay, đồng bóng cũng được sử dụng để chỉ một loại tính cách của con người. Chỉ sự cầu toàn thái quá, nhạy cảm thái quá, hay chỉ cách ăn mặc của một người: Ăn mặc màu sắc lòe loẹt, chói lóa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày