Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã

Ngọc Linh, Theo Nhịp sống thị trường 23:03 04/08/2024
Chia sẻ

Tâm sự của chàng trai này hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trên nền tảng MXH TikTok.

Tốt nghiệp THPT hoặc Đại học, phần lớn mọi người sẽ lựa chọn đi làm hoặc đi du học, học lên cao để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Dẫu vậy, dưới áp lực cơm áo gạo tiền, có không ít bạn trẻ chấp nhận xa gia đình, xa quê hương và chịu khó, chịu khổ vài năm để đi xuất khẩu lao động. Mục đích lớn nhất đương nhiên là để kiếm tiền trả nợ, trang trải cuộc sống, đồng thời tích lũy vốn đợi ngày về nước lập nghiệp.

Đó là mục đích chung của những người lựa chọn tha hương cầu thực nơi xứ người. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được mục tiêu dù đã cố gắng làm việc hết sức, tằn tiện tối đa. Câu chuyện hiện đang thu hút sự quan tâm trên TikTok là một trường hợp như thế.

6 năm làm việc quần quật nơi xứ người để được mức lương 60 triệu/tháng, ngày trở về vẫn trắng tay

Chia sẻ trên kênh TikTok cá nhân của mình, chàng trai cho biết sau khi tốt nghiệp cao đẳng, vì gia đình nợ nần nên bản thân anh quyết định sẽ đi lao động xuất khẩu ở Nhật Bản để kiếm tiền trả nợ. 2,5 năm đầu tiên, anh đã trả được toàn bộ số nợ của gia đình nhưng vẫn cố gắng ở lại làm thêm vài năm nữa, một phần để giúp gia đình sắm sửa nội thất, một phần để tích lũy vốn lo chuyện làm ăn khi về nước.

Tuy nhiên sau ngày trở về, toàn bộ số tiền anh gửi mẹ trong suốt 6 năm tha phương cầu thực lại là một số 0 tròn trĩnh…

Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 1.

Chia sẻ thu hút 2,5 triệu lượt xem trên nền tảng TikTok

Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 2.
Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 3.
Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 4.
Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 5.
Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 6.

Tóm tắt chia sẻ của chàng trai 6 trắng tay sau 6 năm sang Nhật Bản lao động xuất khẩu

Theo chia sẻ của anh, sau khi trả hết nợ và sắm sửa cho gia đình, số tiền anh gửi về với mục đích nhờ mẹ giữ giúp thì mẹ lại dùng để cho em trai. Điều đáng nói là cậu em này không tập trung học hành, cũng chẳng tu chí làm ăn mà chỉ mải ăn chơi, “đốt tiền” của anh trai.

Trong phần bình luận, nhiều người tỏ ra thông cảm lẫn thương cảm cho câu chuyện mà chàng trai này chia sẻ. Ngoài việc động viên anh cố gắng làm việc kiếm tiền, tích lũy lại từ đầu cho bản thân, gần như chẳng ai nói được gì khác vì suy cho cùng tiền mất cũng đã mất. Hơn nữa, bố mẹ sinh mình ra, nuôi mình lớn nên coi như số tiền của mình mà mẹ đã cho em trai là tiền báo hiếu bố mẹ.

Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 7.

"Con nào cũng là con nhưng sao người mẹ lại xem anh ấy như công cụ kiếm tiền"...

Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 8.

Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh

Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 9.

Nhiều người tỏ ra thương cảm sau khi nghe câu chuyện của chàng trai này

Thấy được gì từ chia sẻ của chàng trai này?

Dù là với người ngoài hay với người thân ruột thịt trong gia đình, tiền nong vẫn luôn là chủ đề nhạy cảm, đôi khi là gốc rễ của mọi xích mích. Đương nhiên chẳng ai trong chúng ta muốn bản thân rơi vào tình thế ấy, hoặc rơi vào hoàn cảnh như chàng trai trong câu chuyện phía trên.

Để làm được điều đó, có lẽ đây là 2 bài học xương máu mà chúng ta cần suy ngẫm.

1 - Tiền mình làm ra, phải do mình giữ

Gửi tiền cho bố mẹ là một chuyện, giữ tiền cho riêng mình để trang trải cuộc sống cũng như phục vụ các mục tiêu lớn khác, là hai thứ cần phải rạch ròi. Bố mẹ có nợ, mình có sức kiếm tiền nên giúp bố mẹ trả nợ cũng là một cách báo hiếu. Dẫu vậy, cũng đừng quên giữ một chút tiền phòng thân. Suy cho cùng, tiền của mình vân phải do mình giữ. Đó mới là cách an toàn nhất, để hạn chế những bất đồng, xích mích liên quan tới chuyện tiền bạc trong gia đình.

Câu chuyện của chàng trai đi lao động xuất khẩu khiến 2,5 triệu người thương cảm: 6 năm tằn tiện sống ở xứ người, ngày trở về nghe mẹ bảo “chẳng còn đồng nào” mà gục ngã- Ảnh 10.

Ảnh minh họa

Nếu bạn đang làm việc tại nước ngoài và không tiện giữ tiền trong tài khoản cá nhân, cũng không muốn nhờ người thân giữ toàn bộ “mồ hôi nước mắt” của mình, cách tốt nhất là mở một tài khoản tiết kiệm với ngân hàng ở Việt Nam. Hàng tháng, gửi tiền kiếm được ở xứ người vào tài khoản tiết kiệm ấy, có chăng chỉ là mất một ít phí chuyển đổi ngoại tệ, nhưng đổi lại là cảm giác an tâm vì tiền của mình vẫn đang do mình giữ, không chạy đi đâu được.

2 - Hỗ trợ anh, chị, em ruột thịt chuyện tiền bạc không phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm bắt buộc

Mà là lựa chọn mang tính cá nhân. Nếu bạn dư dả tài chính và anh em trong nhà đang gặp khó khăn, bạn có thể giúp. Nhưng nếu bản thân bạn cũng đang khó khăn, chẳng ai có quyền ép bạn phải hy sinh mục tiêu cá nhân để lo cho anh chị em trong nhà.

Bố mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và chúng ta cũng chỉ cần có trách nghiệm, nghĩa vụ báo hiếu, lo cho bố mẹ mà thôi. Anh chị em trong nhà, dù là máu mủ ruột thịt thật đấy nhưng mỗi người cần tự lực lo cho bản thân thay vì ỷ lại vào người khác.

Giống như câu chuyện của chàng trai phía trên, em trai không lo học hành, “chỉ giỏi phá”, vậy mà cứ lo cho em trai mãi, thì tới kiếp nào anh mới tự ổn định được cuộc sống của mình? Nếu anh em tu chí làm ăn thì không nói, đằng này chỉ giỏi ăn chơi, có cho tiền cũng chỉ như muối bỏ bể.

Thế nên cũng không cần phải tự dày vò, dằn vặt bản thân nếu cảm thấy không muốn chu cấp tài chính cho anh, chị, em ruột.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày