Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước một đoạn clip ghi lại cảnh một cậu bé trong bệnh viện lúc nửa đêm. Cụ thể, trong một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc), có một cậu bé 8 tuổi, một mình đứng canh ngoài phòng mổ vào lúc 4 giờ sáng.
Hóa ra người nằm trong phòng mổ là bố của cậu bé, và cậu bé đã một mình theo bố đến bệnh viện tròn 6 năm có lẻ rồi.
Được biết, cậu bé này tên là Hy Hy. Khi Hy Hy lên 2 tuổi, bố cậu, ông Ngô, được chẩn đoán bị suy thận. Vì lý do sức khỏe mà ông Ngô bị nhà máy sa thải, mất đi nguồn thu nhập. Trong nhà cậu neo người, chẳng có ai ngoài cậu và bố. Mẹ thì ly dị bố rồi bỏ nhà đi. Bà nội cũng qua đời vì cơn bạo bệnh. Trong nhà lúc này, người trụ cột gia đình lại chính là ông nội - người đã ở cái tuổi gần đất xa trời, đáng lẽ ra nên được tận hưởng cộng sống án nhàn, nhưng vì thương con thương cháu mà ông vẫn phải quần quật ra ngoài kiếm tiền.
Mỗi lần đến bệnh viện điều trị là mất khá nhiều thời gian. Vào thời điểm ông Ngô lâm bệnh, Hy Hy mới chỉ hơn 2 tuổi. Vì không yên tâm để con ở nhà một mình nên ông Ngô đã mang con theo mỗi lần điều trị. Tới khi lớn hơn một chút, Hy Hy bắt đầu phụ trách công việc chăm sóc bố ở bệnh viện.
Cách đây không lâu, bi kịch càng thêm bi kịch khi ông Ngô lại phát hiện mình bị bệnh ở tuyến giáp, bác sĩ chỉ định cần phải mổ càng sớm càng tốt. Ngày ông Ngô chuẩn bị lên giường mổ, Hy Hy đã cùng bố mình bắt đi xe buýt từ Ân Thi (Hà Bắc) lên đến bệnh viện tuyến đầu ở Vũ Hán. Cả đêm hôm đó, cậu bé ở ngoài phòng bệnh một mình, chờ tin bố đến hơn 4 giờ sáng.
Cậu bé 8 tuổi, để chăm sóc bố mình đã phải xin phép nghỉ học, trở thành "trợ tá" nhỏ tuổi nhất trong bệnh viện. Hàng ngày ngoài việc đẩy xe lăn cho bố mình qua lại giữa các phòng điều trị của bệnh viện, cậu còn đi mua cơm, giúp bố mặc quần áo, chăm sóc vệ sinh cá nhân cho bố… Tóm lại, cậu giúp đỡ bố mình làm tất cả những việc không thể tự làm được.
Có thể nói, cậu bé 8 tuổi Hy Hy hiểu chuyện đến nỗi khiến người khác phải xót xa. Bố cậu bé nói rằng Hy Hy rất ngoan, lớn lên trong hoàn cảnh như vậy mà ít khi thấy cậu bé nổi giận.
Mặc dù mọi người đều khen ngợi cậu bé Hy Hy hiểu chuyện, hiếu thảo, nhưng ông Ngô lại vô cùng đau xót mỗi khi nhớ đến con trai : "Đáng lẽ ra ở cái tuổi này, con không đáng phải chịu đựng nhiều điều như vậy. Nếu có thể, tôi chỉ biết ước con có thể lớn lên một cách vô lo vô nghĩ như những đứa trẻ khác!".
Cha mẹ là nguồn cội của tình yêu thương. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức và kỹ năng sống cần thiết cho con cái, mà còn hình thành nên những tình cảm sâu đậm trong trái tim mỗi đứa trẻ. Để dạy con biết yêu thương cha mẹ, cha mẹ cần phải thể hiện tình yêu thương đó qua từng hành động và lời nói trong cuộc sống hàng ngày.
Đầu tiên, cha mẹ cần thể hiện tình yêu thương qua việc quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của con. Qua đó, con cái sẽ học được cách quan tâm và thấu hiểu giá trị của sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình. Việc dành thời gian bên con, lắng nghe con chia sẻ về những suy nghĩ và trải nghiệm của mình cũng là cách dạy con biết yêu thương và trân trọng cha mẹ.
Thứ hai, cha mẹ nên dạy con bằng cách làm gương. Khi cha mẹ thể hiện sự kiên nhẫn, lòng yêu thương, con cái sẽ học được từ những hành động đó và phản ánh chúng trong mối quan hệ với cha mẹ và người khác. Cha mẹ cũng cần phải thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và đối với người khác để con cái học hỏi được cách thể hiện sự tôn trọng và tình yêu thương.
Bên cạnh đó, việc dạy con biết ơn và thấu hiểu những hy sinh mà cha mẹ đã trải qua là một phần quan trọng trong việc giáo dục con cái. Khi con hiểu và cảm nhận được những nỗ lực của cha mẹ, chúng sẽ tự nhiên phát triển lòng biết ơn và yêu thương sâu sắc hơn.
Thêm vào đó, cha mẹ cần khuyến khích con trẻ thể hiện tình cảm của mình một cách tích cực. Điều này có thể thông qua việc khuyến khích con nói lời yêu thương, chăm sóc cha mẹ khi họ cần, và cảm nhận niềm vui từ những việc làm ý nghĩa dành cho gia đình. Những việc làm như vậy sẽ giáo dục trẻ lòng trắc ẩn và sự quan tâm sâu sắc đối với người thân.
Cuối cùng, việc dạy con cách thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc của cha mẹ cũng là cách để con học được cách yêu thương một cách chân thành. Cha mẹ cần trò chuyện và giải thích cho con về những quyết định và hành động của mình, giúp con cái hiểu rõ hơn về niềm vui và nỗi buồn mà cha mẹ gặp phải.
Dạy con biết yêu thương cha mẹ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng thông qua sự kiên nhẫn và hướng dẫn từ tấm lòng, cha mẹ có thể gieo rắc hạt giống tình yêu thương trong trái tim của mỗi đứa trẻ, giúp chúng phát triển thành những con người biết quan tâm, chia sẻ và trân trọng người khác.
Tổng hợp