Nếu các bạn vẫn thường bị ám ảnh bởi những chuyến xe bus huyền thoại mang số 21, 16 hay 27 ở Hà Nội vào giờ tan tầm và nghĩ rằng, trên những phương tiện giao thông công cộng ở các nước văn minh như Nhật Bản sẽ không bao giờ có cảnh chen lấn thì bài viết này được sinh ra chỉ với mục đích chứng minh rằng bạn đã sai, rất rất sai.
Xe bus đông quá khiến bạn ước muốn có một hệ thống giao thông thông minh như Nhật Bản?
Ở Nhật Bản, do cách thức phân chia địa điểm giữa chỗ làm, công sở với các khu dân cư mà hầu hết mọi người phải đi làm bằng hệ thống tàu điện ngầm vốn rất phức tạp. Tàu điện ngầm đã trở thành một nét văn hóa của người Nhật cũng như là phương tiện giao thông quốc dân, khi mà tất cả mọi người đều sử dụng nó để đi lại trong thành phố. Mật độ dân cư đông đúc của Tokyo khi dồn cả vào những tuyến tàu điện ngầm đó thường xuyên tạo ra những màn nhồi nhét người ngoạn mục, đến mức các xe bus của Việt Nam chắc chắn phải chào thua.
Đừng lo, nhìn thấy cảnh tượng này bạn sẽ muốn về với "chiếc máng lợn xưa" thôi.
Ở các ga tàu của Nhật, những nhân viên an ninh và kiểm tra đường ray thậm chí còn phải làm thêm một chức vụ được gọi là "oshiya" - dịch nôm na ra là "người đẩy khách" - ám chỉ công việc thường xuyên của những người này là đẩy hành khách lên tàu khi tàu quá đông và không thể nhồi nhét thêm ai. Việc này giống như người ta nhồi béo một con vịt vậy, bên trong chỉ trực trào ra mà bên ngoài cứ thế ấn vào.
"1, 2, 3, kame ha me ha!"
Và vừa qua, một đoạn clip đã ghi lại một cảnh tượng "đẩy người" khá hài hước, khi mà khoang tàu đã chật cứng nhưng vẫn có vài hành khách muốn chen lên tàu. Không chỉ 1, 2 mà là đến 3 "oshiya" đã được huy động để đẩy những hành khách chậm chân này vào khoang, trong khi một người đã quyết định bỏ cuộc, đợi chuyến sau.
Cảnh nhồi khách lên tàu "vật vã" tại Nhật Bản.
Đứng trước tình cảnh đó, một hành khách khá thức thời đã... bỏ cuộc, quyết định đi chuyến sau.
Rất tỉnh và đẹp trai...
Những hành khách trong đoạn clip trên cuối cùng thì cũng vào được tàu để về nhà. May mắn thay, cảnh tượng nói trên thực ra cũng không xảy ra quá thường xuyên tại các ga tàu Nhật Bản mà thường chỉ xảy ra ở các chuyến cuối ngày.