Cần nuôi dưỡng tài năng khoa học đến độ chín hãy sử dụng

T. Hà - D. Linh, Theo Tuổi trẻ 16:39 17/12/2022
Chia sẻ

Cuộc đua trên toàn cầu hiện là săn tìm tài năng khoa học. Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu thế đó. Để hỗ trợ cho tài năng khoa học, cần có nhiều nỗ lực và chạy đua chính là cách để hỗ trợ họ phát triển.

Cần nuôi dưỡng tài năng khoa học đến độ chín hãy sử dụng - Ảnh 1.

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đều cho rằng Việt Nam cũng như các nước phát triển có tiềm năng về nguồn nhân lực nghiên cứu KHCN - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đó là chia sẻ của các nhà khoa học uy tín đến từ những cơ sở đào tạo nghiên cứu hàng đầu trên thế giới tại chương trình giao lưu sáng 17-2 tại Trường ĐH VinUni, mở màn cho Tuần lễ Khoa học và Công nghệ VinFuture 2022.

Giáo sư Sir Richard Henry Friend (ĐH Cambridge, Anh), Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng cùng các thành viên của Hội đồng VinFuture 2022… chia sẻ với các nhà khoa học trẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về tương lai của khoa học công nghệ (KHCN) trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh về tri thức.

Trả lời câu hỏi "Làm sao để triển khai các hoạt động thúc đẩy KHCN tại các nước đang phát triển, nơi kinh phí chưa nhiều?", GS Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ) chia sẻ đây chính là câu hỏi mà ông trăn trở, đặc biệt đặt trong bối cảnh của Việt Nam.

Cần nuôi dưỡng tài năng khoa học đến độ chín hãy sử dụng - Ảnh 2.

GS Vũ Hà Văn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

"KHCN chính là cơ hội duy nhất với nhiều nơi, với các quốc gia đang phát triển. Cách mạng Công nghiệp đã thay đổi thế giới và Việt Nam cần điều như vậy. Ta bỏ lỡ các lần trước nhưng lần này ta sẵn sàng bước lên con tàu"- GS Vũ Hà Văn nhìn nhận.

Ông cho rằng "Hiện tại các ý tưởng có sẵn, ta chỉ cần đội ngũ để hiện thực hóa ý tưởng này. Tôi phụ trách một đơn vị nghiên cứu tại Vingroup và sau một vài năm, chúng tôi đã có sản phẩm đẳng cấp quốc tế, ví dụ như sản phẩm ứng dụng trên ô tô, không kém cạnh thế giới".

Chia sẻ về quan điểm này, Giáo sư Leslie Gabriel Valiant (ĐH Harvard, Hoa Kỳ) nói trước đây mọi phát kiến KHCN đều từ châu Âu và các nơi khác tham gia. Trong các cuộc cánh mạng công nghiệp trước, thường diễn ra ở một, hai trung tâm lớn nhưng bây giờ cách mạng về KHCN có thể diễn ra ở trên toàn cầu và các nước đang phát triển cũng có cơ hội tham gia.

Cần nuôi dưỡng tài năng khoa học đến độ chín hãy sử dụng - Ảnh 3.

Giáo sư Jennifer Tour Chayes (ĐH California Berkeley, Hoa Kỳ) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trả lời câu hỏi "Đâu là bước cơ bản để thúc đẩy các nhà KH Việt hợp tác các KH khác trên thế giới?" của các nhà khoa học trẻ, GS.Giáo sư Jennifer Tour Chayes (ĐH California Berkeley, Hoa Kỳ) trả lời bằng một ví dụ đầy sức thuyết phục: "Tôi nhớ GS Vũ Hà Văn đến với chúng tôi từ năm 1998, và chúng tôi đã được làm việc với một nhà khoa học tuyệt vời. Điều đó cho thấy ở mỗi nơi đều có tài năng, không phụ thuộc xuất phát từ đâu".

Còn theo Giáo sư Gérard Albert Mourou (ĐH Bách khoa Paris, Pháp), "chúng tôi nhận ra trong thế giới đang phát triển, ở nhiều nơi đang có những trí tuệ tuyệt vời. Thế giới đang khao khát tìm tri thức đỉnh cao. Trong toàn cầu hóa, làm sao ta giải quyết được vấn đề về huy động tài nguyên trí tuệ, tài nguyên trí thức khắp nơi. Để tìm kiếm thì tất nhiên phải ở những nơi cụ thể như trường đại học làm cái nôi đào tạo…".

Cần nuôi dưỡng tài năng khoa học đến độ chín hãy sử dụng - Ảnh 4.

Giáo sư - Sir Kostya S.Novoselov (ĐH Manchester, Vương quốc Anh) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Cụ thể hoá ý tưởng này, giáo sư - Sir Kostya S.Novoselov (ĐH Manchester, Vương quốc Anh) nhấn mạnh: "Tài năng nào cũng cần nuôi dưỡng tới độ chín để sử dụng. Đó là vai trò các trường ĐH. Không chỉ là kiến thức mà còn là trí tuệ, môi trường để nuôi dưỡng các tài năng phát triển. Trong tương lai nào đó, ĐH cũng có thể là trường khoa học, để tạo ra các kết quả tuyệt vời".

"Thực sự chỉ một tổ chức, một quốc gia bây giờ cũng có nhiều cơ hội tiếp cận các công trình nghiên cứu toàn cầu. Cuộc đua trên toàn cầu hiện là săn tìm tài năng khoa học. Để hỗ trợ cho tài năng khoa học, ta có nhiều nỗ lực và chính chạy đua chính là cách để hỗ trợ họ phát triển" - giáo sư chia sẻ.

"Tôi nghĩ mỗi liên kết giữa các đơn vị học thuật và doanh nghiệp hiện đang mạnh mẽ, ví dụ tại Vingroup, tốc độ gắn kết như vậy sẽ tạo tiền đề cho chuyển giao công nghệ. Tôi nghĩ mối quan hệ gắn kết giữa trường học và doanh nghiệp cũng là một trong các yếu tố quan trọng. Không chỉ giúp sinh viên lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ mà sẽ trở thành lực lượng cốt lõi trong nghiên cứ KHCN" - giáo sư Jennifer Tour Chayes nói thêm.

Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture năm 2022 diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21-12 tại Hà Nội với chủ đề "Hồi sinh và Tái thiết" sau đại dịch.

Với việc được tổ chức thường niên, nghiêm túc và chuyên nghiệp, sự kiện Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture đã đưa Việt Nam trở thành điểm đến mới của khoa học công nghệ toàn cầu, góp phần tạo cầu nối cho nền khoa học công nghệ trong nước đi lên và hội nhập cùng thế giới.

Chuỗi sự kiện diễn ra trong vòng năm ngày, bao gồm "Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo VinFuture", "Diễn thuyết truyền cảm hứng Đổi mới HIỆN TẠI, kiến tạo TƯƠNG LAI", "Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống", "Lễ Trao giải VinFuture" và "Giao lưu cùng Chủ nhân Giải thưởng VinFuture".

Tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ trao giải VinFuture 2022 được tổ chức vào tối 20-12 tại Nhà hát lớn Hà Nội để công bố chủ nhân của các giải thưởng VinFuture lần thứ 2 với chủ đề Hồi sinh và Tái thiết.

Sự kiện Lễ trao giải VinFuture 2022 sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam VTV1 và các kênh truyền thông quốc tế như CNN, Discovery, TechNode Global và Euronews.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày