Căn nhà cũ nằm ở tuyến phố đắt đỏ nhất nhì Hà Nội của nhà thơ Lưu Quang Vũ được con trai tiết lộ: Đầy sách, thơ và một thứ!

Đông, Theo Đời sống & Pháp luật 21:57 18/04/2025
Chia sẻ

Hãy cùng ghé thăm lại căn nhà cũ của Lưu Quang Vũ, nơi lưu giữ ký ức, sách vở và tình yêu của một đời nghệ sĩ.

Nhắc đến Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), người ta nhớ đến một trong những nghệ sĩ lớn của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông không chỉ là nhà thơ với những câu chữ thấm đẫm cảm xúc, mà còn là nhà viết kịch xuất sắc với các tác phẩm làm rung chuyển sân khấu. Ở bất kỳ thể loại nào, Lưu Quang Vũ cũng cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, luôn trăn trở với những câu hỏi về con người, tình yêu, đạo đức và lẽ sống. Các tác phẩm của ông vừa đẹp đẽ, đầy chất thơ, vừa mang tinh thần phản biện mạnh mẽ và giá trị nhân văn sâu sắc.

Đằng sau những vần thơ lay động lòng người ấy, là một mái nhà – nơi lưu giữ những phút giây bình yên hiếm hoi giữa guồng quay sáng tác không ngừng nghỉ, nơi ông viết, yêu, và sống trọn vẹn với đam mê của mình. 

Căn nhà cũ nằm ở tuyến phố đắt đỏ nhất nhì Hà Nội của nhà thơ Lưu Quang Vũ được con trai tiết lộ: Đầy sách, thơ và một thứ!- Ảnh 1.

Căn nhà cũ nằm ở tuyến phố đắt đỏ nhất nhì Hà Nội của nhà thơ Lưu Quang Vũ được con trai tiết lộ: Đầy sách, thơ và một thứ!- Ảnh 2.

Nhà thơ Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh.

Mới đây, trong một video trên TikTok cá nhân, NSƯT Chí Trung đã cùng MC, Nhà báo Lưu Minh Vũ - con trai của nhà thơ Lưu Quang Vũ và nghệ sĩ Tố Uyên - trở lại thăm căn nhà cũ của cố nhà thơ tại 96 Phố Huế - tuyến phố đắt đỏ nhất nhì Hà Nội. Đây chính là nơi từng gắn bó với gia đình Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh trong suốt một thời gian dài.

Thăm quan căn nhà của Nhà thơ Lưu Quang Vũ

Vì đã lâu không có người ở, căn nhà không còn điện, buộc mọi người phải dùng đèn pin để soi sáng khi vào thăm. Không gian nhỏ hẹp, chỉ có một gác xép đơn sơ, nhưng từng là mái ấm của cả gia đình năm người. Dù khiêm tốn về diện tích, song căn nhà lại cất giữ một "kho báu" vô giá đó chính là sách. Với nhà thơ Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh, sách không chỉ là vật dụng quen thuộc, mà còn là tài sản tinh thần quý báu, gắn bó mật thiết với đời sống sáng tác và cả tâm hồn họ. Nơi đây cũng là minh chứng cho tình yêu lãng mạn mà hai nhà thơ đã để lại.

Trong căn nhà ấy, những bức ảnh của "má Quỳnh" – cách gọi thân thương mà MC Lưu Minh Vũ dành cho mẹ – vẫn được lưu giữ cẩn thận. "Má Quỳnh" từng là một diễn viên múa trước khi chuyển sang làm thơ, và rồi trở thành một trong những tên tuổi nổi bật nhất của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Căn nhà cũ nằm ở tuyến phố đắt đỏ nhất nhì Hà Nội của nhà thơ Lưu Quang Vũ được con trai tiết lộ: Đầy sách, thơ và một thứ!- Ảnh 3.

Đường vào nhà của Nhà thơ Lưu Quang Vũ.

Căn nhà cũ nằm ở tuyến phố đắt đỏ nhất nhì Hà Nội của nhà thơ Lưu Quang Vũ được con trai tiết lộ: Đầy sách, thơ và một thứ!- Ảnh 4.

Căn nhà cũ nằm ở tuyến phố đắt đỏ nhất nhì Hà Nội của nhà thơ Lưu Quang Vũ được con trai tiết lộ: Đầy sách, thơ và một thứ!- Ảnh 5.

Căn nhà nhỏ nhưng có rất nhiều sách.

Khi nhắc đến nhà thơ Lưu Quang Vũ, NSƯT Chí Trung không giấu nổi xúc động. Nhà thơ Lưu Quang Vũ mất năm 1988 trong một tai nạn giao thông thảm khốc, nhưng ông đã kịp để lại cho đời 50 vở kịch kinh điển cùng nhiều tác phẩm thơ ca giá trị khác.

"Những vở diễn do anh viết đã nuôi sống hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà hát trong nhiều thập kỷ. Dù đã qua mấy chục năm, khán giả vẫn đón nhận vì tính dự báo trong tác phẩm vẫn còn nguyên vẹn, đầy hơi thở của thời đại", nghệ sĩ Chí Trung bày tỏ.

Theo tạp chí Văn Chương Hồ Chí Minh, Nhà thơ Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/4/1948 tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Tuổi thơ ông sống ở Phú Thọ, đến năm 1954 cùng gia đình chuyển về Hà Nội. Từ 1965–1970, ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không - Không quân. Giai đoạn này đánh dấu sự khởi đầu của hành trình sáng tác thơ của ông.

Sau khi xuất ngũ, ông từng làm nhiều nghề khác nhau trước khi chính thức trở thành biên tập viên Tạp chí Sân khấu năm 1978. Cũng từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp viết kịch và nhanh chóng trở thành một hiện tượng của sân khấu Việt Nam với gần 50 vở kịch nổi tiếng như Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt, Lời Thề Thứ 9; Bệnh Sĩ; Tôi Và Chúng Ta; Tin Ở Hoa Hồng...

Không chỉ nổi bật ở kịch, thơ Lưu Quang Vũ cũng được yêu mến bởi sự bay bổng, sâu sắc và giàu cảm xúc trong những trang thơ. Một số bài thơ tiêu biểu như của ông có thể kể đến như: Và Anh Tồn Tại; Tiếng Việt; Bầy Ong Trong Đêm Sâu; Vườn Trong Phố; Phố Ta

Ông qua đời trong một tai nạn giao thông ngày 29/8/1988 cùng người vợ thứ hai - nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày