Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy

Trần Hoàng - Hoàng Mạnh Thắng, Theo Tiền phong 11:40 21/06/2023
Chia sẻ

Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đang phải sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo nguồn cấp nước sạch cho hơn 1 triệu dân Thủ đô trong giai đoạn nước sông Đà đang ở mức nước thấp kỷ lục.

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 1.

Mực nước sông Đà tiếp tục ở mực thấp kỷ lục trong hàng chục năm qua khiến cho nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước sạch sông Đà bị ảnh hưởng

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 2.

Những ngày qua, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đang phải lấy nước qua trạm bơm khẩn cấp đặt giữa lòng sông để cung cấp cho hơn một triệu dân Hà Nội. Doanh nghiệp phải huy động máy xúc nạo vét, khơi thông dòng chảy vào khu vực đặt trạm bơm khẩn cấp

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 3.

Lòng sông Đà, đoạn qua xã Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), nơi có kênh dẫn nước từ sông về nhà máy, bị khô hạn. Mực nước sông đang thấp hơn khoảng 3 m, lòng sông chỉ còn khoảng 1/3 so với cùng kỳ nhiều năm trước

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 4.

Độ chênh giữa nước sông và kênh dẫn nước chênh nhau đến gần 2 mét

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 5.

Nhân viên điều hành tổ máy cho biết, mỗi tiếng chị phải xuống kiểm tra mực nước một lần. Sau đó báo về cho tổ điều hành. Trong 2 tuần gần đây, 3 tổ máy bơm khẩn cấp vận hành 24/24

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 6.

Viwasupco đang cấp khoảng 300.000 m3 nước một ngày đêm, phục vụ người dân 10 quận, huyện phía tây nam Thủ đô gồm: Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 7.

Đại diện Viwasupco cho biết từ năm 2020, khi mực nước xuống thấp, đơn vị đã phải xây trạm dã chiến bơm nước từ sông vào kênh để phục vụ sản xuất. Đầu năm nay, trước dự báo của cơ quan khí tượng về khả năng khô hạn, doanh nghiệp tiếp tục xây thêm trạm bơm khẩn cấp nối ống dẫn nước đến giữa lòng sông

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 8.

Hiện Viwasupco lấy nước qua trạm bơm khẩn cấp, đưa vào kênh dẫn và chuyển qua hồ Đầm Bài dự trữ, sơ lắng trước khi đưa về nhà máy xử lý

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 9.

Khi thủy điện Hòa Bình vận hành xả nước xuống hạ du với lưu lượng tối thiểu 214 m3/s, nhà máy vẫn có thể chủ động lấy nước sông Đà bơm tích trữ lên hồ Đầm Bài

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 10.

3 tổ máy bơm được đặt chìm dưới lòng sông Đà

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 11.

Hiện Viwasupco lấy nước qua trạm bơm khẩn cấp, đưa vào kênh dẫn và chuyển qua hồ Đầm Bài dự trữ, sơ lắng trước khi đưa về nhà máy xử lý

Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 12.
Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 13.
Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 14.
Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 15.
Cận cảnh trạm bơm khẩn cấp trong thời điểm nước sông Đà cạn trơ đáy - Ảnh 16.

Kênh dẫn nước từ sông Đà ra hồ Đầm Bài để sơ lắng

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày