Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024

Thảo Nguyên/VTC NEWS, Theo VTC NEWS 08:21 22/06/2024

Địa đạo Củ Chi là một trong những điểm tham quan, khám phá thú vị được nhiều du khách lựa chọn dừng chân khi có dịp đến Sài Gòn.

Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 1.

Khám phá địa đạo Củ Chi sẽ giúp bạn và gia đình có chuyến đi đầy trải nghiệm và ý nghĩa.

Nếu muốn đi du lịch địa đạo Củ Chi, du khách sẽ phải di chuyển khoảng 70km từ trung tâm TP.HCM. Với khoảng cách không quá xa, bạn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều hình thức di chuyển phù hợp với chuyến đi của mình.

Điểm du lịch này có tổng chiều dài lên tới 250km, có 3 tầng sâu khác nhau, tầng cao nhất cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng sâu nhất cách tới 12m. Đây là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, khu du lịch địa đạo Củ Chi cũng lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á.

Lịch sử hình thành địa đạo Củ Chi

Từ lâu, địa đạo Củ Chi là một trong những điểm đến thú vị nhất tại Sài Gòn.

Lịch sử địa đạo Củ Chi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn năm 1946 – 1948. Công trình được thực hiện bởi quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An nhằm ẩn nấp, cất giữ vũ khí, quân tư trang.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 2.

Từ lâu, địa đạo Củ Chi là một trong những điểm đến thú vị nhất tại Sài Gòn.

Ban đầu, mỗi ngôi làng tại đây đều có một hầm căn cứ riêng, tuy nhiên, do nhu cầu đi lại, vì vậy họ đã kết nối với nhau để tạo nên một hệ thống liên hoàn. Công trình địa đạo Củ Chi hiện nay nối liền 6 xã phía Bắc của địa đạo Củ Chi. Từ công trình này, có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, họp bàn những kế hoạch cách mạng.

Từ năm 1961 – 1965, công trình này được phát triển ra thành nhiều nhánh thông với nhau. Phía trên của công trình này còn được trang bị với rất nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn… phục vụ cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.

Đường đến khu du lịch địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km về hướng Tây Bắc. Để có thể đi du lịch địa đạo Củ Chi, bạn có thể chọn cho mình rất nhiều phương tiện di chuyển khác nhau, cụ thể như:

Xe máy, xe ô tô tự lái: Từ trung tâm TP.HCM, bạn có thể đi từ Bến Thành qua đường Cách Mạng Tháng 8, sau đó đi tiếp các tuyến đường Trường Chinh, cầu An Sương, quốc lộ 22, Bà Triệu, Trưng Nữ Vương…. Sau đó du khách tiếp tục đi thẳng để chạy thẳng qua thị trấn Hóc Môn, đi qua cầu Sáng chạy theo tỉnh lộ 15, đến cầu Sáng, qua ngã tư Tân Quy, cầu Bến Nẩy, chợ Phú Hòa Đông là đến khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 3.

Sơ đồ địa đạo Củ Chi.

Đi taxi: Nếu bạn có nhiều hành lý và muốn có một chuyến đi thoải mái, thuận tiện thì taxi có lẽ là phương tiện phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi với đoạn đường 70km từ trung tâm thành phố, giá taxi sẽ dao động khoảng 500.000 – 600.000 đồng/lượt.

Xe buýt: Nếu bạn có nhiều thời gian trong chuyến đi của mình và muốn tiết kiệm chi phí thì xe buýt cũng được xem là một phương tiện phù hợp. Du khách có thể ra Bến Thành bắt tuyến xe 13 đến bến xe Củ Chi, sau đó tiếp tục đi xe 79 để đến địa đạo Củ Chi. Khoảng thời gian di chuyển của xe buýt khoảng 2 tiếng rưỡi nên nếu bạn có thời gian thì nên lựa chọn phương tiện này.

Cano, thuyền: Đây chắc chắn sẽ là phương tiện độc và lạ nhất để đi du lịch địa đạo Củ Chi. Ngoài ra, phương tiện này còn có thể giúp cho du khách thoải mái chiêm ngưỡng, tham quan cảnh đẹp hai bên bờ sông và check-in trên thuyền. Để có được chuyến du lịch địa đạo Củ Chi thuận tiện nhất, du khách nên lựa chọn cho mình những khách sạn có vị trí thuận lợi. Với kinh nghiệm du lịch địa đạo Củ Chi, nhiều du khách vẫn ưu tiên lựa chọn cho mình khách sạn gần trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc kết nối với nhiều điểm du lịch khác.

Những điều cần biết khi đến địa đạo Củ Chi

Khi du lịch địa đạo Củ Chi, du khách cần lưu ý giờ mở cửa: 7h – 17h hằng ngày.

Ngoài ra, giá vé khu du lịch địa đạo Củ Chi dao động khoảng 20.000 - 30.000 đồng/người, chui hầm 20.000 đồng/người, các trò chơi 50.000 đồng/người. Mức giá này được quy định rõ ràng từ ban quản lý khu di tích, không có thêm bất kỳ chi phí phát sinh nên bạn có thể xem trước để đảm bảo mặt tài chính khi du lịch.

Khám phá khu di tích địa đạo Củ Chi chi tiết

Tham quan hầm địa đạo Củ Chi

Du lịch địa đạo Củ Chi sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua việc khám phá vào bên trong những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất. Du khách có thể chiêm ngưỡng những đoạn đường hầm – nơi mà quân và dân ta hoạt động trong thời kỳ chiến tranh. Đoạn đường hầm có chiều dài 120m với 2 tầng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị.

Bên cạnh đó, tại đây, bạn còn thoải mái được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị địa phương – đây là những món ăn mà người dân thời xưa vẫn ăn dưới hầm địa đạo như: Khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng,…

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 4.

Du lịch địa đạo Củ Chi sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua việc khám phá vào bên trong những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất.

Khám phá khu tái hiện vùng chiến tranh ở khu du lịch địa đạo Củ Chi

Là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng, ý nghĩa của địa đạo Củ Chi còn gắn liền với lịch sử và chiến tranh. Đến với địa điểm này, bạn nên trải nghiệm khám phá khu tái hiện vùng chiến tranh.

Tại đây, bạn sẽ được xem những thước phim quay chậm về toàn bộ cảnh sinh hoạt, chiến đấu của quân và dân ta khi sinh sống tại vùng đất này. Ngoài ra, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng rất nhiều mô hình di tích, lịch sử nổi tiếng của Việt nam được tái hiện ở điểm du lịch này như: cầu Long Biên, chùa Một Cột, bến Nhà Rồng, cầu Sài Gòn….

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 5.

Là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng, ý nghĩa của địa đạo Củ Chi còn gắn liền với lịch sử và chiến tranh.

Thử sức với khu bắn súng bên trong địa đạo Củ Chi

Những du khách khi đến với địa đạo Củ Chi cũng khá thích thú với hoạt động tháo lắp súng, thử tài bắn súng. Bạn sẽ được chỉ dẫn nhiệt tình bởi các nhân viên của khu du lịch này. Thông thường, địa điểm này cũng thu hút rất đông du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Mức giá vé địa đạo Củ Chi để trải nghiệm hoạt động này đó chính là 50.000 đồng/người/60 phút.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 6.

Thử sức với khu bắn súng bên trong địa đạo Củ Chi.

Tham quan khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Địa đạo Củ Chi còn được biết đến là một trong những khu du lịch Củ Chi nổi tiếng với đa dạng các hoạt động khác nhau. Sau chuyến tham quan tại các đường hầm, các hoạt động quân sự, du khách có thể đắm mình trong những làn nước trong xanh tại khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông. Mức giá vé trải nghiệm hoạt động này là 20.000 đồng/người.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 7.

Khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Thưởng thức vườn trái cây Trung An trong khu di tích địa đạo Củ Chi

Tại địa điểm du lịch này, du khách vô cùng thích thú khi tham quan các miệt vườn, thưởng thức nhiều loại trái cây thơm ngon. Vườn trái cây Trung An khá nổi tiếng tại đây, du khách có thể tận tay hái và thưởng thức nhiều loại trái cây thơm ngon ngay tại vườn như: chôm chôm, mận, mít, sầu riêng,…

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 8.

Tại địa điểm du lịch này, du khách vô cùng thích thú khi tham quan các miệt vườn, thưởng thức nhiều loại trái cây thơm ngon.

Tham quan trạm cứu hộ động vật hoang dã

Bản đồ địa đạo Củ Chi sẽ hướng dẫn bạn tham quan trạm cứu hộ động vật hoang dã, địa điểm này chỉ cách trung tâm khu du lịch khoảng 1km, tọa lạc giữa bến Dược và bến Đình. Đây cũng được xem là trạm cứu hộ lớn nhất tại khu vực phía Nam với hơn 3.600 loài động vật quý hiếm. Du khách khi đến với điểm du lịch này có thể thoải mái vui chơi cùng động vật cũng như nghe những câu chuyện được nhân viên kể lại về các động vật tại đây.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 9.

Tham quan trạm cứu hộ động vật hoang dã

Tham quan địa đạo Củ Chi ăn gì?

Nhiều du khách có kinh nghiệm khi hướng dẫn du lịch địa đạo Củ Chi, họ bày tỏ sự thích thú với rất nhiều quán ăn ngon, món ăn thú vị trên các tuyến đường đến với điểm du lịch này. Cụ thể, bạn có thể thưởng thức một số những món ăn sau:

Bún giò heo Minh Quý

Đây có lẽ sẽ là món ăn lý tưởng cho buổi sáng để bắt đầu chuyến hành trình đến tham quan địa điểm du lịch địa đạo Củ Chi. Quán ăn cũng mở cả ngày nên bạn có thể thưởng thức bất kỳ khi nào.

Khoai mì luộc chấm muối

Đây là món ăn gắn liền với nhiều người dân địa phương, quân đội ta khi sinh sống dưới hầm địa đạo này. Vì vậy, nhiều du khách đã thưởng thức món ăn này để phần nào cảm nhận được cuộc sống chân thực dưới hầm địa đạo.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 10.

Khoai mì luộc chấm muối

Thịt bò tơ Củ Chi

Thịt bò tơ được chế biến thành nhiều món ăn ngon cũng rất nổi tiếng tại Củ Chi. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình món ăn này tại nhiều quán dọc đường đến với địa đạo Củ Chi.

Các món chè

Sau chuyến hành trình khám phá hầm địa đạo, bạn có thể cùng người thân, bạn bè thưởng thức các món chè thơm ngon mang đậm hương vị của người dân Nam Bộ. Nước mía sầu riêng: Các quán nước mía tại đây mở từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, giá chỉ 10.000 đồng/ly, du khách có thể lựa chọn thức uống này giải khát khi du lịch địa đạo Củ Chi.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 11.

Mua gì làm quà khi du lịch địa đạo Củ Chi?

Hầu hết các du khách khi đến tham quan các điểm du lịch tại Sài Gòn đều muốn mua quà về cho người thân, bạn bè.

Tại khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, du khách có thể mua những món đồ được làm từ vỏ đạn như: bật lửa, bút, đèn,… để làm quà cho chuyến đi của mình. Bên cạnh đó, các cửa hàng gần điểm du lịch này còn có các sản phẩm mây tre đan thủ công cũng rất phù hợp để làm quà.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 12.

Tại khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, du khách có thể mua những món đồ được làm từ vỏ đạn để làm quà.

Lưu ý khi tới du lịch địa đạo Củ Chi

Để có được chuyến du lịch địa đạo Củ Chi trọn vẹn và thuận tiện nhất, du khách có thể đọc thêm về những lưu ý và một vài mẹo nhỏ dưới đây:

Địa điểm du lịch này không quy định về trang phục khi tham quan. Tuy nhiên, du khách sẽ chui dưới hầm để khám phá, trải nghiệm, vì vậy bạn nên lựa chọn cho mình trang phục gọn gàng, tối màu để thuận tiện di chuyển và tránh bám bẩn.

Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 - Ảnh 13.

Bạn nên lựa chọn cho mình trang phục gọn gàng, tối màu để thuận tiện di chuyển và tránh bám bẩn.

Nên đi giày thể thao để thoải mái hơn khi di chuyển. Du khách nên lựa chọn kem chống nắng, kem bôi côn trùng để đồng hành với chuyến đi của mình.

Với những du khách sợ không gian hẹp hay huyết áp thấp thì không nên đi vào những đường hầm nhỏ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày