Nhắc đến chợ Bến Thành cũ, trong tác phẩm Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong (xuất bản năm 1909) đã dành 50 dòng thơ ca ngợi sự sầm uất của ngôi chợ này: Bến Thành chợ rộng tứ vi - Mấy cửa hàng xén ở thì quanh năm (...) - Bánh trái biết mấy chục hàng - Bò heo thớt thịt nhảy tràn dọc ngang... Sau cuộc giao tranh giữa quân đội triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp, ngôi chợ lớn nhất của thành Gia Định gần như bị huỷ hoại hoàn toàn.
Khu chợ Bến Thành cũ (chợ Tôn Thất Đạm) âm thầm tồn tại hơn một thế kỷ qua trên con đường Tôn Thất Đạm (quận 1).
Những ngày cuối cùng của tiểu thương chợ Tôn Thất Đạm trước ngày di dời.
Chính vì thế, ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, vào năm 1860 người Pháp đã nhanh chóng cho xây dựng một ngôi chợ mới để phục vụ đời sống của người dân.
Chợ được xây dựng rất nhanh với năm gian cột gỗ, lợp mái lá nằm sâu trong kinh Chợ Vải, trên đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), chứ không nằm trên bến sông như ngôi chợ cũ. Nếu đối chiếu với thông tin ngày nay thì chợ nằm giữa 4 con đường là: Nguyễn Huệ - Hải Triều - Hồ Tùng Mậu - Ngô Đức Kế.
Khu chợ sầm uất với nhiều hàng ăn, bánh trái thu hút người dân Sài Thành - Ảnh: Tư liệu.
Một góc chợ trong những ngày Tết vừa qua.
Vài năm sau khi chợ đi vào hoạt động, Thống đốc Nam Kỳ đã ra nghị định cấm nhà cửa, dinh thự ở nội ô Sài Gòn lợp mái tranh. Và trung hợp là vào năm 1870, một gian cháy, chính quyền thành phố đã lấy đó là cơ hội để xây dựng lại ngôi chợ bằng cột gạch, sườn gỗ, lợp ngói (riêng gian bán thịt lợp tôn, lát đá granit) đúng theo nghị định của Thống đốc.
Sau khi được xây mới khang trang, chợ lập tức trở thành trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Ghe thuyền các nơi đổ đến mua bán chật kênh Charner (nay là Nguyễn Huệ) trước chợ và rạch Cầu Sấu (nay là Hàm Nghi) sau chợ - hai đường nước lên xuống hàng hóa và khách đi chợ. Nhiều năm hoạt động, ngôi chợ trở nên xuống cấp, đồng thời kênh Chợ Vải xuất hiện nhiều rác bốc mùi hôi thối ngay trước Tòa thị chính (nay là trụ sở UBND TP.HCM) khiến người dân cảm thấy vô cùng khó chịu, đến mức đã làm đơn phản đối gửi lên Hội đồng TP Sài Gòn.
Với nhiều vấn đề bất cập, Hội đồng thành phố đã quyết định xây dựng chợ Bến Thành mới xa chỗ cũ, với kinh phí lên đến 400.000 franc. Tháng 3/1914, chợ Bến Thành mới chính thức được khai thị, chợ Bến Thành cũ bị giải toả để xây dựng Tổng nha ngân khố (nay là kho bạc nhà nước TP.HCM), chính thức khép lại thời huy hoàng của chợ Bến Thành cũ.
Mặc dù vậy, bằng một cách nào đó chợ cũ vẫn luôn tồn tại mạnh mẽ và phát triển trên vỉa hè đường Tôn Thất Đạm hơn suốt 1 thế kỷ qua. Ngày 22/12/2016, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Công Thương cùng UBND quận 1 và các đơn vị liên quan phối hợp để lên phương án giải quyết nhanh việc giải tỏa chợ Tôn Thất Đạm (phường Bến Nghé, Q.1) sau Tết Đinh Dậu 2017. Đây sẽ là cái Tết cuối cùng của các tiểu thương tại ngôi chợ này.
Thông tin trên đã khiến các tiểu thương có những cảm xúc lẫn lộn, đa số là buồn bã bởi họ sẽ không biết phải đi đâu về đâu.
Tất cả đều trở thành 1 phần kỷ niệm đối với người dân suốt thời gian gắn bó lâu dài
Dù biết sắp phải rời đi nhưng nhiều tiểu thương vẫn mong muốn bán những ngày cuối
Những hình ảnh này rồi sẽ trở thành 1 phần kỷ niệm
Biết rằng đây là cái Tết cuối cùng nên nhiều tiểu thuơng tranh thủ bán trong mấy ngày Tết.
Biết thông tin giải tỏa nên nhiều cửa hàng đã đóng cửa từ sớm, tìm nơi mưu sinh mới
Mọi người đều có những cảm xúc riêng khi sắp phải rời xa ngôi chợ này.