Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 07/05/2019

Động thái thay thế nhựa nguyên sinh bằng nhựa tái chế 100% cho các bao bì sản phẩm của Unilever - một trong những "ông lớn" của ngành hàng tiêu dùng nhanh - được đánh giá thế nào theo quan điểm của những người trẻ yêu môi trường?

Nhận thức được thực trạng rác thải nhựa đang tạo gánh nặng lớn cho môi trường và hệ sinh thái, hưởng ứng lời kêu gọi giảm thiểu sử dụng túi nilon, rác thải nhựa của Thủ tướng cũng như phong trào sống xanh trong giới trẻ, tập đoàn Unilever đã có động thái đầu tiên chứng tỏ nỗ lực muốn giảm thiểu tác động tiêu cực từ rác thải nhựa.

Cụ thể, Unilever cam kết thay thế nhựa nguyên sinh sản xuất trực tiếp từ dầu mỏ bằng nhựa tái chế 100% cho bao bì các sản phẩm của mình. Trong chiến dịch xanh này, Sunlight, Comfort và Love Beauty and Planet là 3 "chiến binh" tiên phong trong số những nhãn hàng của Unilever với cam kết 100% bao bì làm từ nhựa tái chế thân thiện với môi trường.

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 1.

Không chỉ thay thế bao bì sản phẩm bằng nhựa tái chế, các nhãn hàng tiên phong của Unilever còn tổ chức những sự kiện, hoạt động giúp nâng cao ý thức người dân cũng như làm lan tỏa rộng rãi hơn những thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường.

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 2.

Trạm Refill Sunlight trong sự kiện mới nhất của Unilever mang tên "Biệt đội tái chế, giải cứu hành tinh xanh".

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 3.

Sự kiện còn có các hoạt động thiết thực khác như hướng dẫn người tiêu dùng tìm hiểu về quy trình tái chế và thực hành tái chế đồ nhựa đã qua sử dụng.

Động thái này của Unilever - một trong những "ông lớn" của ngành hàng tiêu dùng nhanh - được đánh giá thế nào theo quan điểm của những người trẻ yêu môi trường?

Chị Đỗ Vân Nguyệt (Giám đốc Live&Learn) cho rằng đây là điều nên làm đối với các doanh nghiệp và các nhãn hàng. Hành động này khẳng định doanh nghiệp thực sự có trách nhiệm với sản phẩm, với người tiêu dùng và cộng đồng. Chị cũng hy vọng Unilever nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung sẽ nỗ lực thêm nữa để giảm thiểu "nhiều nhất" lượng nhựa thải ra, cũng là giúp hạn chế "tối đa" những tác động tiêu cực đến môi trường.

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 4.

Không chỉ chị Nguyệt mà anh Đỗ Việt Anh - CEO Boo (Bò Sữa) - người đồng hành cùng dự án "Tắt đèn bật ý tưởng" nhiều năm - cũng có đánh giá tích cực trước việc các nhãn hàng như Sunlight, Comfort hay Love Beauty and Planet thể hiện sự quan tâm và có động thái bảo vệ môi trường. Anh cho biết sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm của các "thương hiệu xanh" hơn và giới thiệu cho bạn bè.

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 5.

Anh Ân Đặng - Chủ Sạp hàng chàng Sen - đặt vấn đề với các doanh nghiệp nói chung rằng phải làm thế nào để có những bao bì sản phẩm phân hủy được hoàn toàn, hay sản phẩm sau sử dụng không thải ra rác hoặc tác nhân gây hại cho môi trường. Tuy nhiên theo anh, bước đầu các doanh nghiệp như Unilever lựa chọn bao bì từ nhựa tái chế thân thiện với môi trường đã thực sự là một tín hiệu đáng mừng.

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 6.

Chung nỗi niềm với anh Ân Đặng, chị Bùi Thị Minh Ngọc - Trưởng nhóm Green Lady Việt Nam - dù đánh giá tích cực về động thái sử dụng nhựa tái chế của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây, điển hình là Unilever, nhưng vẫn lo ngại việc tái chế nhựa ở Việt Nam chưa được thực hiện triệt để:

"Bản thân nhựa tái chế sau khi sử dụng sẽ tiếp tục bị thải ra môi trường. Vì vậy theo tôi, các doanh nghiệp Việt có thể cân nhắc các phương án như hạn chế tối đa các lớp bao bì không cần thiết, đổi mới sáng tạo trong thiết kế bao bì để người dùng có thể sử dụng được nhiều lần.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể đóng gói với số lượng/dung tích lớn hơn thay vì từng phần nhỏ bởi một chiếc chai, lọ, hộp nhựa lớn hay túi nilon lớn sẽ dễ dàng được tái sử dụng hơn từng chai, lọ, hộp, hay túi nhỏ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hay nhãn hàng có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm mà không cần bao bì đóng gói, ví dụ đặt các trạm refill ở siêu thị, cửa hàng hay tổ chức các điểm thu gom chai lọ, bao bì của sản phẩm để tái sử dụng như Sunlight và Unilever đang làm.

Sử dụng các vật liệu tự nhiên khác cho việc đóng gói bao bì, ví dụ lá sen, lá chuối... cũng là một ý kiến hay. Tuy nhiên điều này cũng cần được thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến khả năng tái sinh, phục hồi của loài cây ấy cũng như đa dạng sinh học trong vùng".

Theo chị Minh Ngọc, một thương hiệu uy tín quan trọng nhất là phải có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng.

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 7.

Đối với việc các doanh nghiệp, trong đó có Unilever, sử dụng bao bì bằng nhựa tái chế thân thiện với môi trường, chị Nguyễn Quỳnh Duyên - Tư vấn hoạt động xã hội - cho rằng động thái này đánh dấu sự thay đổi, chuyển dịch xanh khi các doanh nghiệp đã quan tâm đến các vấn đề môi trường và hành động thật sự. Unilever và những doanh nghiệp "xanh" khác sẽ tạo được sự thay đổi từ chính hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, xa hơn là trách nhiệm với thế hệ tương lai. Chị tin rằng nỗ lực trong việc giảm tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi trường và xã hội mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng "brand-love" trong lòng khách hàng.

Cái nhìn tích cực của người trẻ yêu môi trường với việc doanh nghiệp sử dụng bao bì từ nhựa tái chế - Ảnh 8.

Động thái đầu tiên từ Unilever thực sự nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng nói chung và những người trẻ yêu môi trường nói riêng. Tuy nhiên chặng đường phía trước vẫn còn rất dài. Unilever cần nỗ lực nhiều hơn nữa để chứng tỏ tập đoàn thực sự có trách nhiệm với người tiêu dùng, với môi trường và xã hội, cũng như chú trọng đến sự phát triển bền vững.

Sau sự kiện "Biệt đội tái chế - Giải cứu hành tinh xanh", Unilever sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động vì môi trường, đầu tiên là "vòng lặp tái chế". Cụ thể, nhựa đã qua sử dụng tại các hộ gia đình sau khi được thu gom và tập kết các TTTM, siêu thị hay các điểm thu gom phế liệu nhỏ lẻ sẽ được chuyển đến các khu tái chế. Tại đây, nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái tạo thành những bao bì sản phẩm mới, tiếp tục qua các kênh bán hàng trở lại phục vụ khách hàng.