Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, "trùm cuối" chạy đâu mất tiêu?

Paul, Theo Helino 13:06 03/11/2019

Tập cuối của "Tiếng Sét Trong Mưa" kết thúc để lại đầy sạn và nhiều khúc mắc chưa giải quyết.

Vậy là sau một chặng đường dài, Tiếng Sét Trong Mưa - phim truyền hình miền Tây ăn khách đã đi đến hồi kết. Bộ phim đóng lại nhưng vẫn để lại một số hạt sạn, điểm hở khá khó hiểu.

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 1.

Tiếng Sét Trong Mưa khép lại bằng một đoạn kết cảm động và tràn đầy cảm xúc. Bà Hội (NS Diệu Đức) sau bao nhiêu năm sống trong cô đơn và bệnh tật, cuối cùng cũng nhận được sự tha thứ của con cháu. Thị Bình (Nhật Kim Anh) đưa Hải và hai hũ tro cốt của Thanh Bình, Khải Duy về đoàn tụ với tiên tổ trên bàn thờ. Xuân (Bạch Công Khanh) thì bị sét đánh nằm liệt giường, Hạnh Nhi bị điên. Phượng (Oanh Kiều) không chết sau khi bị sét đánh.

Có điều, đi kèm với những cảm xúc đong đầy của kết phim là những hạt sạn, nhưng câu hỏi bỏ ngỏ mà dường như đạo diễn, biên kịch đã... quên không nhắc tới khiến cho trải nghiệm kết phim không còn trọn vẹn.

1. Tư duy đạo đức của Khải Duy có vấn đề: Anh nợ mẹ một lời xin lỗi, không phải lời tha thứ

Mặc dù đạo đức sai lệch khiến Khải Duy (Cao Minh Đạt) trở thành con người tàn ác hiện nay, nhưng cách anh nhận ra lỗi lầm của mình sau khi chết và siêu thoát thực sự không đưa ra một bài học đạo đức nào cho Tiếng Sét Trong Mưa cả. Sau khi bị xử tử, Khải Duy gửi một bức thư về cho mẹ mình.

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 2.

Hải đọc cho bà nội nghe di thư của Khải Duy.

Trong thư, anh đổ thừa hết mọi lỗi lầm cho mẹ, sau đó tuyên bố rằng đã "tha thứ" cho bà Hội. Tiếp theo, khi bà Hội ôm cháu nội mình khóc ròng thì linh hồn Khải Duy xuất hiện, cười nhẹ nhàng rồi biến mất, như thể anh siêu thoát. Nhưng, tư duy của người đàn ông này có đúng không?

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 3.

Đổ thừa cho mẹ, tha thứ rồi đứng mỉm cười nhẹ nhõm. Vậy mà Khải Duy cũng siêu thoát được.

Khải Duy cho rằng, tất cả lỗi lầm là của bà Hội? Vì ngày xư bà phân biệt giai cấp nên khiến anh và Thị Bình không cưới được nhau. Và theo logic của Khải Duy, đây cũng là lí do khiến anh bỏ nhà đi lập đồn điền và ra tay giết vô số mạng người. Đây là một sự đổ thừa trắng trợn. Không ai ép Khải Duy phải giết người cả, chính do tư duy xem thường mạng sống đã khiến Khải Duy chọn phương án giết chóc. Và hoàn cảnh, sự nuôi nấng của bà Hội đồng hoàn toàn không có liên quan gì đến suy nghĩ rất sai trái của Khải Duy. Anh là người được đi du học nước ngoài, là lỗi của Khải Duy khi không tiếp thu được gì từ nền văn minh tiến bộ. Cũng là lỗi của Khải Duy khi đưa ra quyết định giết người như ngóe dẫn đến đại nạn tử tù.

Cho dù cuối phim, Khải Duy "tha thứ" cho mẹ rồi siêu thoát nhưng Tiếng Sét Trong Mưa đã tạo ra một thông điệp độc hại. Đúng là cha mẹ tạo nên môi trường nuôi dạy chúng ta, nhưng trở thành con người thế nào hoàn toàn là do chính mình chọn lựa. Khải Duy không thể đổ lỗi cho mẹ mình vì gây ra mọi tật xấu của anh. Là lỗi của Khải Duy khi được ăn học nhiều mà không thể tu thân dưỡng tính cho ra hồn. Khải Duy đến phút chết vẫn chơi trò đổ thừa và vịn vào tư duy đổ thừa đó để "siêu thoát" là một sự lệch hướng hoàn toàn của hướng đi "nhân văn". Khải Duy không phải gửi lời "tha thứ" về cho mẹ, mà phải gửi lời xin lỗi. Anh phải xin lỗi mẹ vì dù tốn một đống tiền cho anh đi du học, tiếp cận với cả một chân trời mới nhưng Khải Duy vẫn là gã tàn tật nhân cách.

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 4.

Phút cuối đời, Khải Duy vẫn đổ thừa mà không hiểu ra mình sai chỗ nào.

Tới đây, đặt ra một câu hỏi là cái chết có phải là án phạt thích hợp nhất cho Khải Duy chưa? Khi mà anh ta ra đi mà vẫn chưa hề biết mình sai chỗ nào? Thậm chí còn chưa tự nhận mình là người xấu cùng với tư duy mình hư... tại mẹ?

2. Dàn nhân vật "mất tích" một cách bí ẩn

Bên cạnh đại cục dành cho các nhân vật chính, thì một số nhân vật phụ có vai trò quan trọng nhưng lại "biến mất" không để lại dấu tích, và chẳng ai biết họ số phận họ ra sao.

Ông Quý sau khi Phượng bị sét đánh thì không biết đã đi về đâu. Có khả năng ông ở lại dinh thự của Khải Duy để chăm sóc cho Phượng nhưng nếu thế thì phim cần đưa ra một sự giải thích rõ ràng. Cai Tuất là một gã độc ác, tiểu nhân và luôn tìm cách hãm hại Hải (Lâm Minh Thắng). Ngoài ra, hắn còn rất bất trung. Nhận tiền của người ngoài để đốt kho cao su rồi đổ tội cho Hải. Nhưng cuối cùng lại biến mất không để lại tung tích. Vậy hắn ta có phải chịu hình phạt cho tội lỗi mình gây ra?

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 5.

Ông Quý đi về đâu?

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 6.

Cai Tuất chỉ đơn thuần bị Khải Duy "đuổi đi", nhưng là đi đâu? Hắn có phải trả giá cho tội lỗi của mình?

Cặp đôi Hiểm - bác sĩ Hùng ra sao? Hiểm sau khi được bà Hội cho hai công ruộng, chắc sẽ êm ấm ngày qua ngày làm nông. Nhưng còn chuyện giữa cô với bác sĩ Hùng thì sao? Nhân vật bác sĩ trẻ tuổi này xuất hiện và được xây dựng một cốt truyện lãng mạn với Hiểm. Tuy là chuyện chưa tới đâu, nhưng giữa anh và Hiểm đã phát triển vài khoảnh khắc lãng mạn nhẹ. Hiểm cũng có vẻ đã mở lòng hơn với anh chàng này nhưng cuối cùng, chẳng ai đả động đến cặp đôi này nữa.

Kẻ gây nhiều tội ác nhất phim - Hai Sáng (Cao Thái Hà) biến mất không tung tích. Sau khi đi diễu hành thị chúng, bị người dân ném trứng gà và rau củ vào người thì Hai Sáng biến mất khỏi nhà bà Hội một cách bí ẩn. Không ai biết số phận cô ra sao, chẳng lẽ chết vì bị người dân ném trứng và mấy lá bắp cải vào người? Nếu cô có vào tù thụ án thì cũng nên có vài phân cảnh giải thích chuyện đó chứ không nên giấu béng Hai Sáng đi như thế.

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 7.

Hai Sáng sau khi bị ném đá và đại chúng chế giễu

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 8.

Được thả ra, cô cũng đã về nhà bà Hội ở nhưng cuối phim chả thấy đâu cả?

3. Phượng không yêu được Thanh Bình, chuyển qua... thả thính cậu ba Xuân?

Sau khi hồi phục lại vì bị sét đánh, Phượng chăm sóc Xuân, lại còn thả thính: "Phượng của cậu ba nè!" rồi sau đó... nắm tay cậu ba? Điều này khiến cho động cơ của Phượng (Oanh Kiều) trông giống như muốn trở thành dâu của nhà Khải Duy chứ không chỉ yêu thương đơn thuần.

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 9.

Phượng về thả thính cậu ba Xuân.

Vậy có phải Phượng thực ra muốn một bước thành phượng hoàng, trở thành con dâu nhà tá điền cao su danh giá chứ không hề yêu đương gì Thanh Bình? Nay cậu hai đã chết, mục tiêu của cô chuyển sang... cậu ba?

Cái kết tranh cãi của Tiếng Sét Trong Mưa: Khải Duy đến chết vẫn đổ thừa cho mẹ, trùm cuối chạy đâu mất tiêu? - Ảnh 10.

Phượng thực ra muốn làm dâu nhà giàu?

Tiếng Sét Trong Mưa dẫu sao vẫn đã hoàn thành một chặng đường mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Phim tái hiện được sự phân biệt giai cấp khủng khiếp, những khoảnh khắc tình yêu đẹp đẽ để rồi bị thời thế đổi thay, trở thành một câu chuyện bi thương cùng cực. Phim đã khép lại và đã để lại cho khán giả những phút giây thư giãn thú vị, hấp dẫn. Hy vọng trong tương lai, khán giả sẽ có thêm nhiều cơ hội được xem nhiều tác phẩm thú vị giống như Tiếng Sét Trong Mưa.

Thăm dò ý kiến

Tập cuối Tiếng Sét Trong Mưa có làm bạn hài lòng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.