Tôi là Tiểu Mễ - một cô gái dưới trẻ dưới 30 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Trong một thời gian dài, mức lương của tôi đột nhiên tăng vọt khiến bản thân không kìm được chi tiêu hoang phí. Dưới danh nghĩa là cải thiện chất lượng sống và yêu thương bản thân, tôi thường bắt taxi đi làm và sau giờ làm thì đi đến các nhà hàng sang trọng, mua nhiều quần áo đến từ thương hiệu đắt đỏ hơn.
Cho đến một ngày, đồng nghiệp hỏi tôi mua những thứ đắt tiền đó có làm cuộc sống tốt hơn không? “Bạn ở Bắc Kinh làm việc chăm chỉ không hề dễ dàng, hãy biết sống tiết kiệm một ít cho bản thân đi", anh ta nói.
Đồng nghiệp đó là một người sinh ra ở thành phố Bắc Kinh và vừa đi du học về. Câu nói của đồng nghiệp khiến tôi đột nhiên thức tỉnh: “Gia đình anh ấy khá giả nhưng vẫn sống tiết kiệm và kỷ luật tài chính, tại sao tôi vẫn tiêu xài hoang phí để làm lãng phí sức lao động của bản thân".
Sau đó, tôi bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn, tích lũy nhiều tiền bạc. Khi có đủ tiền đặt cọc thì tôi liền bắt tay làm hợp đồng mua nhà. Giờ đây tôi cảm thấy, có được một số tiền tiết kiệm mới là sự tôn trọng với giá trị của bản thân.
“Khi khó khăn ập đến, điều mang lại cho bạn sự tự tin không phải là chiếc túi hàng hiệu hay cảm giác ưu việt khi ghé thăm một nhà hàng cao cấp mà là số dư trên thẻ ngân hàng và căn hộ của bạn", tôi rút ra kết luận.
Ảnh minh hoạ
Dưới đây là cách tôi quản lý chi tiêu để có thể chính thức đặt cọc mua nhà vào đầu tháng 6 năm nay.
Thứ tự ưu tiên của tôi khi phân chia thu nhập hàng tháng là: Tiền mua thực phẩm - Tiền dành cho nhà ở - Tiền dành cho phương tiện di chuyển - Tiền dành cho mua quần áo.
Nếu thu nhập của bạn dưới 5.000 NDT, bạn chỉ có một ưu tiên duy nhất là mua thực phẩm. Hãy nhớ rằng dù bạn có tiết kiệm được bao nhiêu thì khi bị bệnh, không có khoản tiền nào có thể cứu được. Do đó, tôi không bao giờ đối xử tệ với bản thân trong chuyện ăn uống.
Với thu nhập 5.000 NDT - 10.000 NDT, bạn có 2 ưu tiên là tiền ăn uống và nhà ở. Khi đó, bạn có thể cải thiện nơi ở hiện tại là khu chung cư nằm xa công ty, điều kiện đi lại hạn chế, sang thuê căn hộ gần nơi làm việc, có điều kiện sống tốt hơn.
Với thu nhập 10.000 NDT - 30.000 NDT, bạn mở rộng thêm ưu tiên thứ ba là tiền dành cho phương tiện di chuyển. Với tôi, tôi sẽ dành nhiều thời gian đi máy bay về thăm bố mẹ ở quê nhà vào thời gian nghỉ phép. Nếu dư dả hơn, tôi sẽ làm visa và đi du lịch nước ngoài.
Với thu nhập hơn 40.000 NDT, bạn có thể đáp ứng cả 4 ưu tiên, bao gồm tiền mua trang phục. Trước khi đạt được mục tiêu mua nhà hoặc cảm thấy mình “dư dả”, tôi không quan đến số lượng quần áo, giày dép, mũ nón và phụ kiện hàng hiệu trong tủ. Nhưng khi tiền lương tăng cao, tôi sẽ mua các bộ đồ yêu thích mà không cần nhìn giá, thay cho những bộ trang phục cũ trong tủ.
Từ khi bắt đầu sống tiết kiệm hơn, tôi đã ghi chép lại chi tiết từng khoản chi tiêu hàng tháng vào một cuốn sổ nhỏ. Từ đó, tôi có thể phân tích xem các khoản tiền nào có thể chi hoặc không cần chi. Dữ liệu của phương pháp này giúp tôi khắc phục được 2 vấn đề trong tiêu dùng:
- Nhầm lẫn giữa đầu tư cho cá nhân và tiêu xài tiền hoang phí
Đầu tư cho cá nhân là khoản tiền mà bạn có thể sinh lời từ chúng, chẳng hạn như theo đuổi một khoá học, trong khi tiêu dùng chỉ đơn giản là làm hài lòng bản thân như mua túi hàng hiệu. Cũng vì thế, trước khi bỏ tiền cho khoản chi phí nào, hãy coi mình như “nhà đầu tư" và tính toán tỷ suất sinh lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra. Khi đó, bạn có thấy việc bỏ tiền mua khoá học nâng cao kiến thức sẽ kiếm được “lời" hơn mua hàng hiệu?
Ảnh minh hoạ
- Giảm tỷ lệ sai sót khi mua sắm và tránh lãng phí tiền bạc
Nhờ việc ghi chép lại số tiền cho khoản chi phí, tôi có thể tránh lãng phí tiền bạc vào các món đồ mà không thực sự đem lại hiệu quả cho cá nhân. Chẳng hạn, nếu một sản phẩm chăm sóc da đắt đỏ mà không hiệu quả, tôi sẽ không bao giờ chi tiền mua chúng cho lần kế tiếp. Ngoài ra, nhờ việc ghi chép cẩn thận chi tiêu, tôi đã không còn mua quần áo trực tuyến giá rẻ, có chất lượng thấp sau đó nhanh chóng phải vứt đi chỉ sau vài lần sử dụng.
Trước khi mua được nhà, trước kỳ lãnh lương, tôi thường tách riêng một khoản chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà. Phần còn lại, tôi sẽ chuyển chúng vào tài khoản ngân hàng cố định. Đó cũng là cách mà tôi hay lấy làm động lực sống: “Số tiền gửi tiết kiệm càng nhiều, tôi càng cảm thấy an tâm hơn hơn với cuộc sống.”