Nó sử dụng cơ sở kiến thức xây dựng nhờ machine-learning để diễn giải logic tổng quát và nội dung bài luận của học sinh, đưa ra cấu trúc và những chuyên đề cần cải thiện
Theo South China Morning Post, một số trường học ở Trung Quốc đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại học lực.
Cụ thể, có khoảng 60.000 trường học, học viện đang âm thầm thử nghiệm hệ thống có thể tự động chấm điểm, đánh giá học sinh, thậm chí còn đưa ra gợi ý thích hợp với cá nhân.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn hi vọng hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu sự mâu thuẫn trong việc phân loại giáo dục, tiết kiệm thời gian cho cả học sinh lẫn giáo viên
Đặc biệt, AI này có thể đọc cả tiếng Trung và tiếng Anh, có khả năng phát hiện cả những đoạn văn bị lạc đề.
Bản thân AI này cũng tự cải thiện theo thời gian. Một số kỹ sư tham gia dự án đã so sánh khả năng của nó với AlphaGo được phát triển bởi công ty con DeepMind của Google - một trong những AI đột phá nhất thời điểm hiện tại.
Trong một thử nghiệm có liên quan đến 120 triệu người, tờ South China Morning Post tuyên bố, AI này đưa ra điểm số chính xác đến 92% nhưng nó vẫn chưa hoàn hảo.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn hi vọng hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu sự mâu thuẫn trong việc phân loại giáo dục, tiết kiệm thời gian cho cả học sinh lẫn giáo viên, hỗ trợ và cải thiện kỹ năng hành văn cho học sinh ở khu vực hẻo lánh.
Ở Mỹ, những dự án tương tự đã đạt được thành công ở quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, ứng dụng chấm điểm trực tuyến Gradescope được phát triển tại Đại học Berkeley (California) tuyên bố có thể thu gọn quá trình chấm điểm đến 90%.
Một khía cạnh khá rắc rối khác là việc giữ... bí mật. Học sinh và thậm chí cha mẹ của họ sẽ không được thông báo trước, kết quả do AI đưa ra sẽ được phân loại nghiêm ngặt.