Cô giáo tỳ bà "quốc dân"
Cô Nguyễn Thùy Chi được mệnh danh là cô giáo "quốc dân" của sinh viên ĐH FPT bởi vẻ ngoài xinh đẹp, trong trẻo. Nhất là khi cô diện áo dài bên chiếc đàn tỳ bà quen thuộc nữa thì cứ phải gọi là "đỉnh của chóp"
Cô Chi luôn khiến học trò yêu thích những bài học của mình bằng phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn, luôn "cháy hết mình" khi tham gia các hoạt động sự kiện và là mentor cực nhiệt tình của CLB Nhạc cụ dân tộc sinh viên ĐH FPT
"Đỉnh" như thế cũng phải thôi bởi cô vốn là dân nghệ thuật thứ thiệt, gắn bó với cây đàn tỳ bà hơn 20 năm, sở hữu profile đầy thành tích: HCV Liên hoan đàn và hát dân ca chuyên nghiệp Thủ đô năm 2008, học bổng Tài năng Âm nhạc Toyota, tốt nghiệp Thủ khoa Học viện Âm nhạc Hà Nội, giải Ca nương xuất sắc tại Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014
Cô giáo đàn tranh "Miss thân thiện"
Sinh viên ĐH FPT Đà Nẵng học cứ phải gọi là thích mê chữ ê kéo dài khi được học lớp đàn tranh do cô Đinh Thị Thu Dung đứng lớp. Cô giáo có visual sang chảnh, thướt tha trong tà áo dài truyền thống, chơi đàn tranh tuyệt đỉnh
Cô Dung còn "gây sốt" với phong cách giảng dạy cực kỳ thân thiện và tâm lý với học trò. Biết sinh viên FPT toàn là dân ngoại đạo với nghệ thuật, cô chẳng bao giờ gây áp lực hay thúc ép các bạn học bài. Ngược lại, cô tặng "like", động viên học trò bằng nghìn lẻ một câu chuyện khích lệ tinh thần, tổ chức cho sinh viên trình diễn ngay những bài đàn tranh mới học được sau mỗi giờ học
Biết profile của cô, khối sinh viên gật gù: "Bảo sao cô dạy 'đỉnh" thế' bởi cô Dung tốt nghiệp Đàn tranh tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, có nhiều năm giảng dạy tại các trường và trung tâm nghệ thuật, biểu diễn trong và ngoài nước. Ngoài đàn tranh, cô còn chơi thành thạo nhiều nhạc cụ khác như đàn bầu, sáo trúc, đàn tam thập lục, đàn T’rưng...
Cô giáo dạy sáo xinh "phát hờn"
Đơn giản với cây sáo trúc vậy thôi mà từ những giai điệu của bản nhạc đến visual xinh đẹp, dịu dàng của người chơi là giảng viên Nguyễn Khánh An đều khiến sinh viên ĐH FPT thổn thức con tim
Không chỉ có được thiện cảm của sinh viên nhờ phong cách giảng dạy ân cần, nhẹ nhàng, cô An còn khiến học trò nể phục khi là Thạc sĩ Phương pháp giảng dạy chuyên ngành Sáo trúc tại Học viện Âm nhạc TP. HCM, từng đạt nhiều huy chương tại các hội diễn nhạc cụ dân tộc, lưu diễn trong và ngoài nước
Bằng tài năng và đam mê của mình, cô An đã và đang truyền lửa đến học trò qua những trải nghiệm thú vị trong các lớp nhạc cụ dân tộc
Được học tập với dàn giảng viên "đỉnh của chóp" từ visual đến profile thế này, bảo sao dù không phải trường ĐH về nghệ thuật, sinh viên ĐH FPT vẫn có những trải nghiệm đáng giá với một trong 6 loại nhạc cụ dân tộc và thường xuyên "khoe" niềm tự hào này của mình qua các sự kiện, thậm chí là cuộc thi tài năng đình đám.