Sách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Thấu hiểu điều này, các hot mom của showbiz Việt đã dạy cho con thói quen đọc sách ngay từ tấm bé với mong muốn con sẽ học được nhiều kiến thức thú vị, có những trải nghiệm tuyệt vời từ cuộc sống. Nếu các bé có niềm đam mê với sách từ nhỏ, sau này cuộc sống của con sẽ thuận lợi hơn, có nhiều kiến thức cho tương lai. Cùng xem các hot mom đã dạy con đọc sách như thế nào:
Sau khi kết hôn với Louis Nguyễn - con trai "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn, Tăng Thanh Hà trở thành con dâu của gia tộc nghìn tỷ. Vợ chồng cô quản lý nhiều chuỗi thương hiệu, nhà hàng. Dù vậy, "ngọc nữ" của màn ảnh Việt vẫn giữ nếp sống giản dị và giáo dục các con đức tính này.
Nàng ngọc nữ đã từng tiết lộ một chút về khoảnh khắc hai cha con đang cùng nhau đọc sách. Ông xã Hà Tăng tươi cười cầm quyển sách lên cho con ngắm nhìn, trong khi đó cậu bé Mason có vẻ rất nghịch ngợm, đạp qua đạp lại đôi chân. Hà Tăng tâm sự: "Quyển sách đầu tiên của Mason".
Ông xã Hà Tăng hạnh phúc cùng con đọc sách.
Được biết, cuốn sách Tăng Thanh Hà tặng con là loại sách gồm các ký hiệu và âm nhạc, giúp trẻ phát triển giác quan. Nhờ được xây dựng thói quen từ bé nên các con của Tăng Thanh Hà yêu thích đọc sách, phát triển khả năng ngôn ngữ. Bà mẹ 3 con từng chia sẻ những lần con trai lớn và con gái phát âm tiếng Anh trôi chảy, viết thư, viết thiệp cho mẹ.
Các bé được đọc sách từ nhỏ.
Riêng con trai Tăng Thanh Hà là Richard cũng từng khiến công chúng trầm trồ vì được mẹ khoe bài tập tiếng Anh vô cùng đáng yêu. Dù chỉ ở độ tuổi mẫu giáo, song không khó nhận ra cậu bé này cùng em gái mình rất có năng khiếu ngoại ngữ.
Có lần Tăng Thanh Hà còn khoe khoảnh khắc con trai mình hát bằng tiếng Anh. Ngoài việc được trau dồi về ngoại ngữ, các bé nhà ngọc nữ họ Tăng cũng liên tục được mẹ khuyến khích phát triển khả năng tư duy bằng nhiều phương pháp nuôi dạy con cùng nhiều hoạt động thú vị khác.
Winnie được biết đến là thế lực nhí được sinh ra ở vạch đích của nhà Đông Nhi - Ông Cao Thắng. Chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh siêu dễ thương thường ngày của Winnie trên mạng xã hội. Winnie không chỉ có vẻ ngoài đáng yêu mà còn rất lễ phép mặc dù còn nhỏ.
Lúc rảnh rỗi, Winnie hay lấy sách vở ra ôn lại bài. Các quyển truyện bằng tiếng Anh được cô bé hăng say khám phá, lật hết trang này đến trang khác.
Tiểu thư nhà ai mà chăm chỉ học hành quá ta!
Chắc chắn là em bé rất hứng thú với những hình ảnh ngộ nghĩnh và siêu dễ thương trong truyện nên vẻ mặt cực kì nghiêm túc, chăm chỉ học hành. Cùng với đó là những bình luận tích cực khen ngợi đến ba mẹ Thắng - Nhi nuôi dạy con tốt và ngoan ngoãn mà chắc hẳn ai cũng muốn học hỏi kinh nghiệm.
Đọc truyện thôi mà cũng cưng xỉu thế Winnie ơi!
Là một trong những cặp đôi quyền lực nhất nhì showbiz, cuộc sống của gia đình nữ hoàng giải trí luôn nhận được sự quan tâm của người hâm mộ. Sau khi cặp sinh đôi Leon - Lisa chào đời, các fan lúc nào cũng trầm trồ trước cách chăm sóc và dạy con của cặp vợ chồng Hà Hồ - Kim Lý.
Nếu theo dõi facebook của Hà Hồ, ai cũng biết Lisa và Leon có hẳn một bộ sưu tập những cuốn truyện dễ thương với nội dung gồm cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Được nghe bố mẹ đọc sách cũng là một trong những sở thích của cặp song sinh đáng yêu này.
Ai cũng biết sách có vai trò quan trọng thế nào đối với trẻ nhỏ. Trong những lần đi công tác, thay vì mua đồ chơi đắt tiền thì Hà Hồ luôn mua quà là sách cho con. Hành động này của bà mẹ 3 con được các fan khen ngợi hết lời. Dạy con từ bé thế này chắc hẳn tương lai Leon - Lisa sẽ trở thành những cậu ấm - cô chiêu không chỉ xinh đẹp mà còn giỏi giang, hiểu chuyện nữa.
Không chỉ tập trung và chăm chú khi đọc sách tại nhà, Leon và Lisa còn tự mình khám phá các quyển sách.
Các bé tỏ ra rất háo hức khi được đọc sách.
Hai cô bé, cậu bé được ông bà, bố mẹ hỗ trợ đọc sách từ bé.
1. Giúp đa dạng hóa vốn từ vựng cho con
Con sẽ xây dựng được một vốn từ vựng phong phú thông qua những câu chuyện mà con được nghe. Vì vốn từ vựng là điều kiện tiên quyết giúp con phát triển tốt khả năng ngôn ngữ. Con sẽ học được cách diễn đạt suy nghĩ, mong muốn hay ý kiến một cách tốt hơn, rõ ràng hơn. Đồng thời, trong quá trình tương tác với sách, con sẽ dần trở nên quen thuộc cách các chữ cái được sắp xếp như thế nào, các con chữ trông ra làm sao hay cách đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Những điều này được lặp lại hàng ngày sẽ giúp cho cách con học đọc, học viết sau này dễ dàng hơn.
2. Giáo dục con cái thông qua những câu chuyện
Lứa tuổi mầm non đang là giai đoạn con học hành vi, nhận biết và gọi tên cảm xúc, vậy nên những câu chuyện sẽ trở thành công cụ hữu hiệu cho các bậc cha mẹ ở thời kì này. Thông qua những câu chuyện kể, những bài học từ các nhân vật ở trong truyện khiến con dễ dàng chấp nhận những lời dạy bảo từ người lớn hơn là cách chúng ta chỉ thẳng vào con và yêu cầu con làm A, không làm B bằng các lí do C, D gì đó.
Thay vì ra lệnh, khiển trách con cái, ba mẹ chỉ cần nhẹ nhàng "Con có nhớ bạn thỏ trong câu chuyện mình đọc tối qua không? Bạn vừa không biết xếp hàng chờ tới lượt, vừa chen lấn, xô đẩy người khác và kết quả thế nào ấy nhỉ? Mình nên thực hiện hành vi văn minh là xếp hàng con nhỉ!"
3. Rèn luyện khả năng tập trung và giúp con phát triển thói quen đưa ra ý kiến
Sự tập trung trong giai đoạn mầm non cũng là tiền đề cho sự tập trung học tập sau này của con ở các cấp học khác. Do đó, bằng cách kể những câu chuyện hấp dẫn cho các bé, giúp con hứng thú và theo sát diễn biến trong câu chuyện là cách tốt nhất mà cha mẹ giúp con rèn luyện khả năng tập trung. Bên cạnh đó, khi mở từng trang sách, hãy đặt ra những câu hỏi gợi mở để giúp con chủ động, tích cực tham gia. Nó vừa giúp con thích thú với thời gian nghe kể chuyện, khơi gợi được sự tò mò, vừa giúp con xây dựng thói quen nói lên suy nghĩ trong mình, là nền tảng cho việc học chủ động và khả năng sáng tạo trong tương lai.
4. Xây dựng thói quen tích cực
"Thói quen tốt thì cần được xây dựng càng sớm càng tốt" và phải thực hiện một cách đều đặn vậy nên khi bạn cùng con xây dựng được thói quen này từ lứa tuổi mẫu giáo thì con sẽ mang nó bền vững đến khi trưởng thành. Và hãy hình dung, mỗi trang sách được mở ra là cả một chân trời tri thức mới mẻ được hiện ra và mỗi ngày con sẽ học được một bài học mới.
5. Giúp con cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ
Khi đọc sách cho con cũng là khoảng thời gian giúp cha mẹ gần gũi, gắn kết sợi dây tình cảm với con hơn. Cuộc sống thường nhật bận rộn khiến cha mẹ nhiều lúc không có đủ thời gian để trò chuyện, chơi đùa cùng con. Vậy thì hãy dành ra mỗi ngày chỉ 15 phút thôi trước khi đi ngủ, để con nằm/ ngồi trong lòng ba mẹ và kể những câu chuyện nhẹ nhàng. Đây sẽ là khoảng thời gian nhỏ bình yên cho cả người lớn lẫn các bé: cha mẹ sẽ quên đi những ưu tư cuộc sống mà nhẹ nhàng cùng con bước vào từng câu chuyện, còn con sẽ cảm nhận được tình thương yêu, sự quan tâm từ cha mẹ trong thời gian ngắn ngủi mà chất lượng này. Phút giây thư giãn giúp cả nhà đi vào giấc ngủ được ngon hơn, tiếp thêm năng lượng cho ngày mai.
6. Giúp con tránh xa các thiết bị smartphone, ipad, TV...
Thực tế hiện nay cho thấy trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dành rất nhiều thời gian cho tivi, smartphone, ipad, thậm chí là nghiện thiết bị điện tử thông minh gây ra quá nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trầm trọng tới cả thể chất lẫn tinh thần của chúng. Nên khi con có thói quen đọc sách sẽ giúp con bận rộn với những thế giới trong sách mở ra, những hoạt động thú vị mà sách mang lại giúp con tránh xa được tivi và smartphone.
Không có một phương pháp rõ ràng cho việc đọc sách ở trẻ. Phương pháp quan trọng nhất là dựa trên hứng thú của con. Trẻ có hứng thú đọc cuốn nào nhất thì nên đọc cho trẻ nghe. Quan trọng không phải là đọc bao nhiêu cuốn mà là đọc cho con cuốn mà con thích.
Khi đọc sách cho con, cha mẹ không nên dừng lại để hỏi con các vấn đề liên quan trong câu chuyện bé đang nghe. Nguyên tắc là nên đọc hết cuốn sách sau đó mới hỏi con vì như vậy sẽ không làm mất hứng thú nghe ở trẻ.
Nếu mẹ muốn đọc liền hai cuốn sách cho con nghe một lúc thì hãy cho bé nghỉ giải lao, kết hợp với độ dài ngắn về mặt nội dung để lần sau bé có hứng thú hơn.
Hãy quan tâm đến thái độ và tâm trạng của con. Nếu mẹ đang đọc cho con nghe mà thấy con không tập trung vào câu chuyện thì cũng đừng vội hỏi con tại sao con không nghe mẹ đọc mà hãy ưu tiên đến tâm trạng của con, xem con thích làm gì vào lúc đó để hai mẹ con có thể chơi cùng với nhau.