Cà phê sách bỗng lên ngôi và trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc

Kienzeratul Spiderum, Theo Helino 07:00 03/07/2018

Ngày nay, Amazon đã tiên phong trong việc thay đổi thói quen đọc sách của mọi người, nhờ vào sự ra đời của sách điện tử. Tuy vậy, điều này không thay đổi được thói quen đọc sách giấy truyền thống. Bằng việc bổ sung thêm cà phê, wi-fi cùng sô-pha êm ái, việc đọc những quyển sách thơm mùi giấy đang là trào lưu của giới trẻ Trung Quốc.

Thế hệ của những hiệu sách "kiểu mới"

Nằm khuất sau dãy nhà hàng ở tầng hầm khu trung tâm thương mại cao cấp Chongqing, một hiệu sách rộng tới 2.500 mét vuông được trang trí đầy nghệ thuật và bóng bẩy khiến nhiều người cảm thấy bị choáng ngợp. 

Nhìn qua không gian của cửa hàng, người ta thấy nhiều bộ ghế da sô-pha trải dài bên cạnh khu vực đọc sách, cùng với chậu cây đặt xung quanh những giá gỗ chất đầy những đầu sách phong phú, từ tiểu thuyết Trung Hoa cho tới những cuốn sách bán chạy hàng đầu trên thế giới.

Đây là mô hình cửa hàng nhượng quyền đầu tiên được thành lập bởi Dangdang, một tác giả nổi tiếng trên mạng với nhiều tác phẩm được độc giả săn đón. Mục đích của anh là tạo dựng 1 không gian đọc sách riêng để người đọc có thể vừa trò chuyện, vừa thư giãn, đi kèm với việc thưởng thức cà phê và hòa mình vào các lớp học nghệ thuật. Một nữ sinh chia sẻ: "Mình rất thích đến chỗ này, vì thích được nhìn ngắm những giá sách và gặp gỡ bạn bè ở đây. Quán không bao giờ quá đông người nên cảm giác rất yên tĩnh".

Cà phê sách bỗng lên ngôi và trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc - Ảnh 1.

Đây là mô hình cửa hàng nhượng quyền đầu tiên được thành lập bởi Dangdang, một tác giả nổi tiếng trên mạng với nhiều tác phẩm được độc giả săn đón.

Việc chuyển hướng sang mở cửa hàng sách của Dangdang cũng phản ánh một xu thế mới nổi trên thế giới cũng như tại Trung Quốc, với những cửa hiệu được bày trí trang nhã mang lại luồng gió mới cho thị trường xuất bản ở quốc gia tỷ dân này. 

Ngày nay, chỉ cần một chiếc smartphone cũng đủ để mỗi người có thể truy cập nhiều dạng phương tiện giải trí, thông tin tin tức khác nhau trên mạng. Thống kê cho thấy hơn 90% giới trẻ ở Trung Quốc đều có trong tay ít nhất 1 chiếc smartphone, và họ sử dụng chúng tối thiểu 30 tiếng mỗi tuần.

Việc chuyển hướng sang mở một cửa hàng sách của Dangdang cũng phản ánh một xu thế mới nổi trên thế giới cũng như tại Trung Quốc, với những cửa hiệu được bày trí trang nhã mang lại hơi thở mới cho thị trường xuất bản ở quốc gia tỷ dân này

Mặc dù vậy, những hiệu sách truyền thống vẫn mặc nhiên tồn tại và đang lấy lại được cảm tình của nhiều người, đặc biệt là những cửa hàng sách tư nhân. "Thị trường cho các cửa hàng sách đang biến động rõ rệt trong mười năm trở lại đây, không những ở Trung Quốc mà cả trên quy mô toàn thế giới", đó là lời khẳng định của ông James Hawkey, giám đốc khối bán lẻ của JLL China, một công ty chuyên về dịch vụ bất động sản ở Trung Quốc.

Cà phê sách bỗng lên ngôi và trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc - Ảnh 2.

Việc chuyển hướng sang mở một cửa hàng sách của Dangdang cũng phản ánh một xu thế mới nổi trên thế giới cũng như tại Trung Quốc, với những cửa hiệu được bày trí trang nhã mang lại hơi thở mới cho thị trường xuất bản ở quốc gia tỷ dân này.

"Ở Mỹ, bằng cách mang đến lựa chọn đọc sách trên mạng vốn thuận tiện và có chi phí rẻ hơn cách thức truyền thống, Amazon đã chấm dứt kỷ nguyên của những hiệu sách giấy, đồng thời tái định nghĩa khái niệm thế nào là một cửa hàng sách đúng chuẩn. Nhưng ở Trung Quốc, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Những đầu sách tiếng Trung thời trước thường có mức giá rẻ bèo, việc xuất bản sách không đem lại lợi nhuận cao như bây giờ. Vì thế, vai trò của những cửa hàng trong việc phân phối sách tới người đọc là đặc biệt quan trọng".

Nhưng hiện tại, các cửa hàng sách ở Trung Quốc lại đang vật lộn để bắt kịp theo thị hiếu của khách hàng. Với việc những trung tâm thương mại luôn ưu tiên trải nghiệm của khách hàng đến mua sắm, các hiệu sách dần dần cũng phải tự làm mới mình bằng việc thêm vào các tiện ích như khu vực đọc sách riêng, triển lãm tranh, khu phục vụ cà phê, cho thuê không gian mặt bằng và thậm chí lắp đặt hệ thống wi-fi miễn phí.

Năm ngoái, thị trường sách ở Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 15%, theo nghiên cứu của OpenBook, một doanh nghiệp nghiên cứu thống kê ở Trung Quốc. Trong phần lớn danh sách các đầu sách bán chạy nhất, chủ yếu đều là các tác phẩm truyện viễn tưởng của các tác giả nước ngoài.

Cà phê sách bỗng lên ngôi và trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc - Ảnh 3.

Các hiệu sách dần dần cũng phải tự làm mới mình bằng việc thêm vào các tiện ích như khu vực đọc sách riêng, triển lãm tranh, khu phục vụ cà phê, cho thuê không gian mặt bằng và thậm chí lắp đặt hệ thống wi-fi miễn phí.

Nhận xét về hiện tượng này, ông Jonathan Sullivan, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham, nói: "Tôi cho rằng sách giấy đang mang lại một trải nghiệm hoàn toàn khác lạ với độc giả trẻ hiện nay, những người vốn dĩ đã quá quen với việc truy cập và lấy thông tin thông qua thiết bị di động số".

"Cảm giác được cầm 1 quyển sách giấy trên tay, lướt dạo quanh từng giá sách, nhâm nhi từng quyển một bên cạnh tách cà phê nóng hổi, tất cả dường như là một trải nghiệm hết sức đời thường với biết bao người. Tuy vậy, hiện nay nó không thực sự còn phổ biến. Hi vọng với việc phong trào đọc sách đang được lan rộng, cùng với sự nâng cấp về cơ sở vật chất lẫn lối sống hiện đại hóa, sách sẽ trở về đúng giá trị của nó".

Nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít trở ngại

Một trong những nơi thay đổi bộ mặt của các hiệu sách truyền thống chính là chuỗi cửa hàng sách của Đài Loan mang tên Eslite. Theo sau đó, nhiều thương hiệu khác cũng lần lượt xuất hiện, chẳng hạn như Muji Books và Mix Paper ở thành phố Thượng Hải. Một chuỗi cửa hàng sách cao cấp khác có tên Fang Suo Commune đã mở một loạt các chi nhánh nhỏ tại các thành phố trải dài từ Quảng Đông cho tới Thành Đô.

Sullivan chia sẻ: "Nếu bạn có dịp đến với cửa hàng Eslite ở Tô Châu, bạn sẽ thấy có rất nhiều người đang tìm tòi các đầu sách trong một không gian rộng rãi thoải mái và thư giãn, đó chính là những trải nghiệm thuần khiết nhất. Nếu không đến được đây, nhiều người chấp nhận bỏ ra chi phí ít hơn để đọc sách trên mạng. Xu thế đọc sách ở Trung Quốc hiện nay đang chuyển dần sang việc coi trọng trải nghiệm của độc giả hơn, giống với phương Tây, khi mà mọi người ngày càng muốn thoát ly khỏi chủ nghĩa đề cao cuộc sống vật chất để có cho mình một lối sống tinh thần phong phú".

Cà phê sách bỗng lên ngôi và trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc - Ảnh 4.

“Xu thế đọc sách ở Trung Quốc hiện nay đang chuyển dần sang việc coi trọng trải nghiệm của độc giả hơn, giống với phương Tây, khi mà mọi người ngày càng muốn thoát ly khỏi chủ nghĩa đề cao cuộc sống vật chất để có cho mình một lối sống tinh thần phong phú”.

"Xu thế đọc sách ở Trung Quốc hiện nay đang chuyển dần sang việc coi trọng trải nghiệm của độc giả hơn, giống với phương Tây, khi mà mọi người ngày càng muốn thoát ly khỏi chủ nghĩa đề cao cuộc sống vật chất để có cho mình một lối sống tinh thần phong phú"

Không giống với các hiệu sách quốc doanh, các cửa hàng sách tư nhân này mang đến cho độc giả nhiều đầu sách mới lạ hơn, phần lớn là các loại sách ngoại văn, sách dịch từ tiếng nước ngoài, tạp chí quốc tế, các bài viết thể hiện quan điểm chính trị, cùng với đó là những món quà lưu niệm được thiết kế đầy nghệ thuật, chẳng hạn như đồ văn phòng phẩm cao cấp hay các phụ kiện đi kèm.

"Đối với giới cho thuê mặt bằng, họ thừa nhận rằng các cửa hàng sách kiểu mới này thực sự đem lại một nguồn lợi lớn cho các trung tâm thương mại. Chúng thu hút rất nhiều khách hàng đến tham quan, một phần vì sách vẫn được người dân ưa chuộng ngay cả trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay. Chúng đóng vai trò như những chiếc mỏ neo đậu của con thuyền chở đầy nét văn hóa, và nhìn từ xa cảm giác thật tuyệt vời", Hawkey chia sẻ.

Mặc dù vậy, nhiều người cảnh báo rằng việc mở các cửa hàng sách ở Trung Quốc cần phải được tiến hành một cách thận trọng, bằng chứng là vào năm 2015, việc 5 cửa hàng sách lớn ở Hong Kong đồng loạt đóng cửa đã làm chấn động toàn bộ thị trường sách ở quốc gia tỷ dân này. Cùng với đó, Jifeng, một trong những hiệu sách tư nổi tiếng ở Thượng Hải, cũng thông báo ngừng hoạt động, đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh rằng số phận của các cửa hàng sách luôn nằm lơ lửng ở thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Cà phê sách bỗng lên ngôi và trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ Trung Quốc - Ảnh 5.

Mặc dù vậy, nhiều người cảnh báo rằng việc mở các cửa hàng sách ở Trung Quốc cần phải được tiến hành một cách thận trọng, bằng chứng là vào năm 2015, việc 5 cửa hàng sách lớn ở Hong Kong đồng loạt đóng cửa đã làm chấn động toàn bộ thị trường sách ở quốc gia tỷ dân này.

Thêm vào đó, tình hình tài chính cũng không thực sự ủng hộ những cửa hàng sách. Tuy rằng người dân ở các trung tâm đô thị lớn thường có thói quen đến hiệu sách để thư giãn, nhưng họ lại không có nhu cầu chi tiêu cao. Dựa trên số liệu thống kê của OpenBook, doanh số của các cửa hàng sách trực tuyến tăng đến 29% trong năm 2017, trong khi các cửa hàng sách truyền thống chỉ ghi nhận mức tăng doanh số vỏn vẹn chưa tới 2,3%.

"Những hiệu sách truyền thống vẫn nhận được sự ưu ái tới từ các chủ thuê mặt bằng, nhưng không vì thế mà chúng không phải vật lộn với bài toán kinh doanh. Tạo dựng một không gian thật sự sáng tạo để dành cho việc đọc sách thực sự tiêu tốn rất nhiều chi phí, và việc kinh doanh sách không mang đến nguồn lợi nhuận hứa hẹn giống như kinh doanh quần áo thời trang. Vì thế rất khó đến gia tăng doanh thu một cách nhanh chóng", Hawkey nói. "Thường thì kiểu gì cũng sẽ xuất hiện 1 cửa hàng khác sẵn sàng trả tiền thuê mặt bằng với mức giá cao hơn nhiều".

Nhưng đối với những ai đã dành tình cảm của mình cho những hiệu sách thế hệ mới này, họ cho rằng chúng vẫn là mảnh ghép không thể thiếu tạo nên bộ mặt của một đô thị.

"Nó không hoàn toàn chỉ còn đơn thuần là hiệu sách nữa – nó còn là nơi để thư giãn, để thưởng thức cà phê và dành thời gian suy nghĩ về ý tưởng mới", đó là chia sẻ của một nữ khách hàng tại Thượng Hải, trong lúc đang mua một vài quyển sách vẽ mỹ thuật trên tầng 2 của hiệu sách Mix Paper. "Thành phố này đang trở nên ngày càng ồn ào và náo nhiệt. Và đó là lí do chúng tôi thực sự cần một nơi thanh bình để thư giãn".

Nguồn: South China Morning Post