Cả đời Hoàng đế Càn Long viết hơn 40.000 bài thơ, trong đó có 1 bài thơ đặc biệt được thêm vào sách giáo khoa vì... quá dễ thuộc

Thùy Linh, Theo Pháp Luật & Bạn Đọc 23:30 01/01/2021

Hoàng đế Càn Long thường viết thơ với những chủ đề liên quan sự việc, đồ vật rất đỗi bình thường.

Có thể nói Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh tuyệt đối không thể sống mà thiếu 3 hoạt động: Đến Giang Nam, duyệt tấu chương và làm thơ. Ông rất thích đến Giang Nam tuần du, theo ghi chép ông đã chi hơn 20 triệu lạng bạc chỉ để đến Giang Nam.

Về làm thơ, đây là chính là sở thích lớn nhất của Hoàng đế Càn Long. Trong suốt cuộc đời, ông đã viết hơn 40.000 bài thơ. Trong khi đó, quyển Toàn Đường Thi thời nhà Đường có hơn 2.000 tác giả góp mặt nhưng họ chỉ sáng tác khoảng 40.000 bài thơ. Từ điều này có thể thấy, Hoàng đế Càn Long yêu thích việc làm thơ nhiều đến thế nào.

Để có được kho tác phẩm khổng lồ như thế, tính trung bình thì mỗi ngày Hoàng đế Càn Long sẽ viết một bài thơ. Tuy nhiên, là một Hoàng đế, mỗi ngày ông phải thượng triều, giải quyết chính sự và còn nhiều hoạt động quan trọng khác. Vậy thì Hoàng đế Càn Long sẽ sáng tác thời điểm nào?

Khi đọc thơ của Hoàng đế Càn Long, chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng, ông thường viết về những đồ vật bình thường, luôn xuất hiện xung quanh con người, chẳng hạn như bài thơ Dưa Chuột. Cho nên, bất kể lúc nào có cảm hứng Hoàng đế Càn Long sẽ lập tức sáng tác thơ.

Trong hàng vạn bài thơ mà Hoàng đế Càn Long đã sáng tác, có trên dưới 100 tác phẩm ông viết tưởng nhớ Hoàng hậu Phú Sát thị.

Cả đời Hoàng đế Càn Long viết hơn 40.000 bài thơ, trong đó có 1 bài thơ đặc biệt được thêm vào sách giáo khoa vì... quá dễ thuộc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đặc biệt hơn cả là 1 bài thơ vô cùng đơn giản, mà hiện tại hầu hết người Trung Quốc đều thuộc lòng. Đó chính là Phi Tuyết (Tuyết Bay). Trong một lần Hoàng đế Càn Long đang thưởng ngoạn ở Tây Hồ, Hàng Châu thì đột nhiên có tuyết rơi. Chứng kiến khung cảnh hữu tình đó, ông lại dào dạt cảm xúc muốn làm thơ. Và bài thơ Phi Tuyết đã ra đời như thế.

Dịch Hán Việt của bài thơ Phi Tuyết:

"Nhất phiến nhất phiến hựu nhất phiến,

Lưỡng phiến tam phiến tứ ngũ phiến.

Lục phiến thất phiến bát cửu phiến,

Phi nhập lô hoa đô bất kiến."

Dịch nghĩa:

"Một bông một bông lại một bông,

Hai bông ba bông bốn năm bông.

Sáu bông bảy bông tám chín bông,

Bay vào hoa lau đều không thấy."

Cách đây không lâu, bài thơ đặc biệt này của Hoàng đế Càn Long đã được thêm vào Sách giáo khoa và chương trình dạy học lớp 1 tại Trung Quốc.

Nguồn: Sohu, Baidu