Bức ảnh này đánh lừa được 100% người xem và giờ nó đang lan tỏa khắp mạng xã hội

J.D, Theo Helino 23:24 29/07/2019
Chia sẻ

Bí mật của bức ảnh là gì? Tại sao nhìn rất bình thường mà hóa ra chúng ta lại đang bị lừa?

Chắc bạn cũng biết, cộng đồng mạng có thể phát cuồng vì bất kỳ điều gì. Một câu chuyện cảm động, một thuyết âm mưu vô thưởng vô phạt do ai đó nghĩ ra.

Và đôi khi, chỉ một bức hình cũng tạo ra hiệu ứng không thể tin nổi, như bức hình dưới đây chẳng hạn.

Bức ảnh này đánh lừa được 100% người xem và giờ nó đang lan tỏa khắp mạng xã hội - Ảnh 1.

Chủ thể trong bức ảnh là những cô bé đang trong tuổi học trò thơ ngây. Có điều thứ khiến tấm hình được viral cực mạnh trên mạng xã hội là vì thực chất nó là ảnh... đen trắng, nhưng tất cả chúng ta đang nhìn thấy nó là một tấm ảnh màu mới kỳ lạ chứ.

Phóng to tấm hình lên, bạn sẽ thấy đây thực sự là ảnh đen trắng

Tấm hình gốc là ảnh đen trắng do Chuwa Francis thực hiện. Sau đó, chỉ bằng việc đưa vào đó các đường kẻ sọc chứa màu sắc là bất kỳ ai cũng thấy nó biến thành ảnh màu hết. Hiện tượng này được gọi là "Ảo giác màu sắc trộn lẫn' (colour illusion remix), và là một dạng của "ảo ảnh thị giác".

"Những màu sắc bạn thấy thực chất là do não bộ tự dự đoán khi phải tiếp nhận một vài thông tin không hoàn hảo," - Lionel Page, một nhà kinh tế học có nền tảng nghiên cứu khoa học đưa ra lý giải.

Được biết, hiện tượng ảo thị này là do Øyvind Kolås - một "nghệ sĩ kỹ thuật số" tạo ra. Tấm hình đen trắng được thêm vào các đường kẻ lưới được bão hòa màu (satured colour), và não bộ sẽ tự động lấp đầy các ô trống trong đó.

Nói cách khác, những chiếc áo màu đỏ, lam, vàng, lục... trong ảnh thực chất là do các đường kẻ màu sắc tương ứng tạo ra.

Trước kia, Kolås cũng từng đăng tải một tấm hình tương tự trên Patreon (nền tảng chia sẻ dành cho các nghệ sĩ và designer). Tấm ảnh cũng thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, với 13.000 lượt chia sẻ và hàng chục ngàn lượt like.

Bức ảnh này đánh lừa được 100% người xem và giờ nó đang lan tỏa khắp mạng xã hội - Ảnh 3.

Tấm ảnh dưới đây cũng do Kolås thực hiện, áp dụng quy tắc tương tự. 

Bức ảnh này đánh lừa được 100% người xem và giờ nó đang lan tỏa khắp mạng xã hội - Ảnh 4.

Vậy mới thấy, sức sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta có thể lợi dụng sự không hoàn hảo của não bộ với thị giác mà đưa ra nhiều hiện tượng với các ứng dụng cực kỳ đáng nể.

Tham khảo: ScienceABC, Science Alert, Yahoo News
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày