Bức ảnh không có sắc tố đỏ nhưng hàng tỷ người vẫn nhìn thấy quả dâu màu đỏ

Chi Mai, Theo Trí Thức Trẻ 09:51 01/03/2017

Hiện tượng ảo giác thị giác lại một lần nữa khiến con người lú lẫn trong thế giới màu sắc.

Nhằm nghiên cứu về hiện tượng ảo giác thị giác, Giáo sư Akiyoshi Kitaoka thuộc trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản đã sáng tạo nên bức ảnh những quả dâu tây ảo giác. Rõ ràng những quả dâu trong ảnh màu ghi nhưng nhiều người đều nói nó màu đỏ. Và điều này đang khiến cộng đồng mạng bối rối.

Bức ảnh không có sắc tố đỏ nhưng hàng tỷ người vẫn nhìn thấy quả dâu màu đỏ - Ảnh 1.

Bức ảnh quả dâu ảo giác do Giáo sư Akiyoshi Kitaoka sáng tạo nên.

Hiện tượng ảo giác này được gọi là hội tụ màu sắc. Có thể hiểu ngắn gọn như sau, ánh sáng đi vào mắt là sự kết hợp giữa các bước sóng khác nhau của sắc tố trên vật thể và ánh sáng chiếu vào chúng.

Bevil Conway, chuyên gia nhận thức thị giác đến từ Học viện Mắt Quốc Gia đưa ra ví dụ để giải thích như sau. Giả sử chúng ta đang đứng dưới một bầu trời xanh. Lúc này, màu xanh làm đảo lộn màu của những thứ khác mà mắt bạn nhìn thấy vì các bước sóng màu xanh vẫn đi vào mắt. Vì thế, não bộ phải tự hội tụ màu sắc để giúp con người không bị tác động bởi luồng ánh sáng đi vào mắt, từ đó nhận biết được màu sắc.

Màu đỏ là màu mà mắt người luôn nhận biết nhanh nhất nên não bộ luôn tự động hướng tới các sắc tố đỏ khi nhìn vào bức tranh quả dâu. Tóm lại, bức tranh quả dâu này luôn khiến mọi người nhìn ra màu đỏ là do hiện tượng hội tụ màu sắc của não bộ gây ra.

(Nguồn: M.B)