Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính

PHAN, Theo Pháp luật và Bạn đọc 22:44 09/12/2021

Giai đoạn Thanh Mạt là thời kỳ xã hội Trung Quốc tiếp nhận nền văn hóa phương Tây cực thịnh. Những thước ảnh trắng đen mờ nhạt cũng đủ bóc trần đời sống và nét văn hóa của người dân xứ Trung Hoa lúc bấy giờ.

Người và cờ tụ lại tạo nên hình ảnh hùng dũng nhưng bản thân những binh sĩ không hề có một chút tinh thần chiến đấu.

Mặc dù xếp thành hàng, nhưng đội ngũ lại lộn xộn, không có nề nếp. Nguyên nhân có thể vì mùa đông giá rét, họ cho tay vào ống tay áo để giữ ấm nên khiến người khác nhìn vào không cảm nhận được sự nghiêm trang.

Phía trước hàng binh sĩ còn có một chú cún con đang nằm. Đây có lẽ là một chú khuyển cảnh được huấn luyện bài bản, nhưng cảm giác cũng không được hùng dũng cho lắm!

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 1.

Tấm hình dưới có thể thấy rõ được đồng phục của hai binh sĩ. Trong đó, một người cầm súng và một người cầm giáo, cả hai đều đứng trong tư thế nghiêm nghị. Kể từ sau thời Càn Long đế, lực lượng vũ trang đã bị bãi bỏ, nhà Thanh cũng không đào tạo thêm bất kỳ đội quân thực sự có năng lực chiến đấu.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 2.

Năm 1869, Công ty điện báo Đan Mạch thành lập và phát triển nghiệp vụ ở Trung Quốc, đặt trung tâm cơ sở ở thành phố Thượng Hải. Công ty "tiền trảm hậu tấu", âm thầm kinh doanh rồi sau đó mới tìm đến sự công nhận của triều đình nhà Thanh.

Dưới áp lực của ngành dịch vụ điện báo điện thoại đang dần phủ sóng trong xã hội lúc bấy giờ, triều đình chỉ có thể chấp nhận về sự tồn tại của công nghệ thế hệ mới.

Năm 1880, triều đình nhà Thanh bắt đầu tự chủ phát triển nghiệp vụ điện báo. Đến năm 1911, Thượng Hải trở thành trung tâm điện báo của Trung Quốc. Thời điểm đó, Trung Quốc đã có 503 cục điện tín và chiều dài của đường dây điện báo đã lên đến 50.001km.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 3.

Những vị quan ngồi ở hàng phía trước có lẽ mới làm quen với việc chụp hình nên sắc mặt không được tự nhiên. Năm người ngồi rất sát nhau mặc dù khung hình vẫn còn dư khoảng trống rất nhiều.

Dụng ý ở cách sắp xếp này có lẽ muốn thể hiện quan hệ thân mật giữa các vị quan. Thế nhưng, sự thật phía sau có thể khác hẳn vì ai cũng biết "quan trường là chốn hiểm nguy như rừng sâu nước độc".

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 4.

Một đứa trẻ quỳ gối dưới nền đất, nằm ngửa ra sau để một người đàn ông trưởng thành đứng lên phần bụng của nó. Một màn biểu diễn cực khó phô bày kỹ năng thể chất đặc biệt và kỹ thuật độc đáo. Người dân trong thôn hiếu kỳ vây lại xem màn biểu diễn đặc sắc này. Tạp kỹ, diễn xiếc là một trong những loại hình giải trí được người dân thời bấy giờ đón nhận nồng nhiệt.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 5.

Người phụ nữ này ngồi trong một hậu cảnh được nhiếp ảnh gia thiết kế vô cùng tinh tế. Cô ấy cầm cây quạt giấy thủ công, đeo vòng tay, bên bàn còn có bình hoa, ống hút thuốc lá và tách trà.

Cô gái trong hình còn khá trẻ, trông có vẻ yểu điệu thục nữ, mặc bộ trang phục xinh đẹp và đội chiếc mũ cầu kỳ. Có thể thấy, cô gái xuất thân từ gia đình danh môn phú hộ giàu có. Loại chụp hình có sắp xếp bày trí riêng biệt kiểu này đương nhiên người bình thường sẽ không thể trả nổi chi phí.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 6.

Người phụ nữ này đã mang thai được 6 tháng. Dung nhan vẫn đoan trang diễm lệ như thường. Đây có lẽ là bức hình chụp khá hiếm thấy của một thai phụ trong giai đoạn Thanh Mạt.

Con người thời bấy giờ không có quá nhiều kiến thức về nhiếp ảnh. Họ lo sợ những chiếc máy ảnh chính là công cụ nhiếp hồn, lấy đi hồn phách con người. Một gia đình nếu không có sự hiểu biết và khả năng tiếp thu cái mới thì sẽ không bao giờ cho người phụ nữ có thai đi chụp hình.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 7.

Từ Hi Thái Hậu rất thích nuôi chó. Bà còn cho người xây dựng một khu vực nhỏ gần Đông Hoa môn trong Hoàng cung để làm chỗ nuôi chó. Ngày thường, chó cưng của Từ Hi sẽ được 4 thái giám chăm sóc, cho ăn và dạy bảo. Con chó đen trong khung hình trên là một trong những chú chó cưng của Từ Hi.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 8.

Vị thầy bói trong hình tên gọi là Lý Bán Tiên. Ngay cả cái tên cũng đủ nói lên người thầy bói này có "cốt tiên cốt khí" trong người, có thể đoán được vận mệnh nhân gian, xoay chuyển càn khôn.

Mặc dù được người đời tôn sùng nhưng thật ra Lý Bán Tiên cũng chỉ là một thư sinh học hành nhiều năm rồi biết thêm một vài kiến thức về ngũ hành phong thủy mà thôi. Công việc thầy bói có thể được coi là một nghề "lừa lọc" nhưng cũng đủ để ông kiếm sống qua ngày.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 9.

Thợ đóng giày trong hình kinh doanh theo kiểu gánh hàng rong. Anh ta không chỉ có thể đóng giày mà còn sửa giày và thiết kế các mẫu giày theo yêu cầu. Vào mùa đông, người dân cần mang nhiều kiểu giày đặc thù để sưởi ấm đôi chân nên gánh hàng của anh sẽ kinh doanh tốt hơn những ngày mùa hè.

Bộ ảnh xưa phản ánh xã hội thời nhà Thanh: Lời đồn ghê rợn về máy ảnh nhưng phụ nữ có thai vẫn tự tin tạo dáng trước ống kính - Ảnh 10.

Nguồn: Sohu