Ngày 15/8/1900, năm Canh Tý, Từ Hi Thái hậu và Hoàng đế Quang Tự vội vàng chạy trốn về phía Tây trong tiếng đạn pháo của Liên quân tám nước. Sau khi tiến vào kinh thành, Liên quân tám nước đã chiếm đóng theo từng khu vực riêng biệt, Bắc Kinh rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng thấy.
Từ Hi rời Tử Cấm Thành cùng với Hoàng đế Quang Tự, Hoàng hậu và Hoàng thân quốc thích rời khỏi kinh thành, tiến về Tây An, bỏ lại phía sau là Bắc Kinh dần chìm trong khói lửa, nhiều nơi hoang tàn không thể tưởng tượng nổi.
Liên quân tám nước đã tràn vào Tử Cấm Thành, họ lấy đi những đồ quý giá nhưng không gây quá nhiều tổn thất và hư hại. Thậm chí họ còn vào hậu cung, nơi có quy định không cho phép đàn ông xuất hiện. Tuy nhiên họ không làm chuyện gì quá đáng đối với phi tần, cung nữ ở lại.
Bởi lẽ mục đích chính của Liên quan tám nước là muốn chính quyền nhà Thanh nhượng bộ, phải phục tùng, cúi đầu, khiến Từ Hi Thái hậu cam tâm chấp nhận là tay sai cho họ.
Sau khi Bắc Kinh bị chiếm đóng, hai bên cuối cùng đã ngồi lại đàm phán. Từ Hi đã hoàn toàn sợ hãi trước lực lượng liên minh và chịu nhượng bộ. Cuối cùng, chính quyền nhà Thanh đã ký "Hiệp ước Tân Sửu" với các cường quốc.
Hình ảnh cho thấy đoạn Bát Đạt Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành (cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 50 dặm về phía Tây Bắc), các bậc thang đã được bao phủ bởi cát vàng hoang tàn.
Quan chức thuộc Liên quân tám nước đến du ngoạn một ngôi chùa trong thành Bắc Kinh.
Đây chính là Thần Vũ môn trong Tử Cấm Thành. Sau khi triều đình nhà Thanh xuống cấp, nhiều nơi không được chăm chút tu sửa, bên ngoài mọc đầy cỏ dại.
Một góc hoang tàn ở Môi Sơn (nay gọi là Cảnh Sơn). Sáng ngày 19 tháng 3 (tức ngày 25 tháng 4 năm 1900 dương lịch), Sùng Trinh đế (vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh, trước khi thiên hạ rơi vào tay người Mãn) treo cổ tự vẫn tại đây.
Một góc tường thành trong Bắc Kinh, cũ kỹ, mọc đầy rêu nhưng không kém phần hùng tráng.
Thành lầu Đông Thiện, nơi binh lính đứng trên canh gác, đến thời Mãn Thanh loạn lạc thì trở nên "vô dụng", không một bóng người xuất hiện phía trên. Đông Thiện ở thời nhà Thanh nhộn nhịp huyên náo còn có một tác dụng khác: Đứng trên Đông Thiện, hướng về phía Đông ngắm bình minh, nhìn về phía Tây ngắm mây ngàn.
Cống viện, cỏ dại mọc um tùm, là nơi được dùng để tổ chức thi cử thời phong kiến. Chế độ thi cử của triều đình là sáng kiến quan trọng giúp thay đổi toàn bộ cục diện dân sinh thời bấy giờ, nhưng đã kết thúc ở thời Quang Tự, năm 1905.
Nguồn: Sohu