Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng "điên loạn": Dùng kéo dằn mặt "tiểu tam" rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời

Diệp Lục, Theo Pháp Luật & Bạn Đọc 03:54 29/11/2021

Đằng sau sự điên loạn của một Nữ hoàng nổi tiếng bậc nhất châu Âu lại là bi kịch chất chồng không phải ai cũng thấu.

Juana của Castilla (1479 -1555) hay còn được biết đến với biệt danh "Juana La Loca" đã hứng chịu tấn bi kịch liên tiếp trong suốt cuộc đời của mình. Yêu và hận, tham vọng và sự lừa dối đã nhấn chìm một con người từng có trong tay tất cả mọi thứ để rồi phải đón nhận cái kết đầy bi thương.

Juana là con gái của hai vị quân chủ đồng cai trị xứ Castilla và Aragon (vào thời điểm đó Tây Ban Nha vẫn chưa thống nhất): Mẹ bà là Isabella xứ Castilla và cha là Fernando II xứ Aragon. Juana là chị gái của Catherine xứ Aragon - vợ đầu của Henry VIII bên Anh. Hôn nhân của cha mẹ Juana cũng vì mục đích chính trị với hy vọng sẽ thống nhất Tây Ban Nha nhưng cặp đôi này chỉ xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài mà thôi.

Ngay từ khi còn nhỏ, Juana là một cô gái thông minh, có thành tích học tập xuất sắc ở tất cả các môn học như toán, ngoại ngữ, lịch sử hay triết học. Juana cũng là một cô gái có tính cách ngang bướng và vô cùng nhạy cảm. Bố mẹ Juana là những tín đồ Công giáo trung thành và nồng nhiệt. Khi ở tuổi vị thành niên, Juana đã hoài nghi về tôn giáo và không mấy yêu thích việc phải cầu nguyện nên thường bị mẹ bắt phạt bằng cách trói tay bà bằng dây thừng, đeo tạ vào chân bà và treo lên cao. Tuy bị mẹ ruột hành hạ một cách dã man, Juana vẫn không muốn mình là kẻ dị giáo.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 1.

Juana xinh đẹp, tài năng nhưng đã sớm nếm trải bi kịch của cuộc đời

Bi kịch hôn nhân

Juana được đào tạo bài bản và được hưởng một trong những nền giáo dục tốt nhất ở châu Âu thế kỷ 15. Cùng với những người chị em gái của mình, bà được rèn luyện để trở thành đứa con gái tốt nhất, phục vụ cho lợi ích chính trị - ngoại giao của cha mẹ. Khi mới 16 tuổi, Juana được gả cho Philip, Đại công tước thuộc hoàng tộc Habsburg, hơn bà một tuổi và được biết đến với biệt danh "Philip đẹp trai" vì diện mạo cuốn hút. Juana khi ấy cũng là một người đẹp nức tiếng với làn da trắng sứ, đôi mắt xanh hút hồn và mái tóc nâu vàng óng ả.

Philip ban đầu rất hài lòng về cô dâu xinh đẹp của mình nhưng với bản tính trăng hoa, diện mạo của Juana cũng không đủ sức kìm giữ trái tim Philip. Juana tôn thờ chồng còn Philip thấy vợ mình quyến rũ nhưng không đáng để chung thủy. Người đàn ông này nhanh chóng đi tìm những bóng hồng mới mẻ, điều đó đã khiến Juana nổi cơn thịnh nộ vì ghen tuông và rơi vào trầm cảm.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 2.

Philip điển trai và vô cùng trăng hoa

Juana xử lý tình nhân của chồng vô cùng dã man, bà từng tát tai, dùng kéo cắt tóc hoặc đâm vào mặt của các "tiểu tam" trong cơn cuồng ghen. Tuy nhiên, Philip cũng không phải là ông chồng tử tế gì. Trước những cơn ghen điên cuồng của vợ, Philip nhốt và đánh vợ trong phòng để bà biết ngoan ngoãn nghe lời.

Tuy nhiên, Juana không phải là người phụ nữ dễ dàng chịu sự đàn áp của người khác. Mặc dù vậy, bi kịch hôn nhân đã khiến bà rơi vào tình trạng trầm cảm nặng. Bà liên tục thay đổi trang phục, kiểu tóc, thậm chí còn sử dụng cả "tình dược" để mong níu kéo tình yêu của chồng, tuy nhiên chẳng đem lại kết quả gì.

Theo các nhà sử học, sự tàn ác của Philip vượt xa sức tưởng tượng của mọi người. Ông ta cô lập vợ, bắt vợ làm con tin trong chính lâu đài của mình, thay thế các cận thần của vợ thành người của gã. Khi Juana sinh một cô con gái vào tháng 11/1948, Philip mỉa mai vợ rằng đứa bé là một "thất bại" và ông ta tuyên bố sẽ không trả bất cứ thứ gì để nuôi đứa trẻ trừ khi nó là con trai. Kinh khủng hơn, Philip đã chặn hết tài sản của vợ khiến bà nghèo đến mức không đủ tiền nuôi sống bản thân.

Đến năm 1501, Juana đã sinh cho chồng tất cả 3 người con là Eleanor, Charles và Isabella nhưng kinh khủng thay, Philip đã tách 3 đứa trẻ ra khỏi mẹ và gửi chúng cho chị gái Margaret ở Hà Lan nuôi dưỡng. Sự phản bội này khiến trái tim Juana tan nát nhưng bà không nhờ cha mẹ mình giúp đỡ vì mọi thứ đều vỡ vụn trong lòng bà.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 3.

Juana yêu chồng điên cuồng nhưng không được đáp lại

Đau thương chất chồng

Mặc dù vậy, cha mẹ Juana vẫn cảm nhận được sự bất ổn của con gái và đã viết thư đề nghị Juana cùng Philip đến Castile thăm họ. Cuối cùng khi Philip và Joanna đến Castile, cha mẹ bà đã phát hiện bộ mặt thật của con rể và tỏ ra chán ghét ông ta.

Philip là một kẻ kiêu ngạo, ích kỷ và trăng hoa. Trong thời gian ở với cha mẹ, Juana và chồng vẫn tiếp tục cãi nhau và khi bà mang thai đứa con thứ 4, Philip đã bỏ mặc vợ để trở về lãnh thổ của mình vì quá chán nản. Sau khi chồng rời đi, Juana suy sụp cả về thể xác lẫn tinh thần. Bà khóc mỗi ngày, từ chối những bữa tiệc đình đám để nhốt mình trong 4 bức tường lạnh ngắt. Juana muốn đi theo chồng nhưng bị mẹ ngăn cản vì bà đang mang thai.

Trước sự điên cuồng muốn đuổi theo người chồng tàn ác của con gái, mẹ Juana đã nhốt bà vào trong lâu đài La Mota ở Medina del Campo. Ở đó, Juana ngày càng suy sụp tinh thần, bà bắt đầu thường xuyên nói nhảm và không chịu ăn uống. Sau khi sinh con thứ 4, là một bé trai đặt tên là Fernando, chờ đứa bé được 1 tuổi, Juana quay về tìm chồng.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 4.

Lâu đài La Mota

Tuy nhiên, lúc này, một cảnh tượng tồi tệ nhất xảy ra trước mắt bà: Philip đã đem một cô nhân tình về nhà chung sống như vợ chồng. Juana nổi cơn thịnh nộ và hành hạ tiểu tam. Đáp lại hành động điên cuồng của vợ, Philip đánh đập bà khiến Juana đau đớn tận tâm can đến nỗi tuyệt thực. Vào năm 1504, mẹ của Juana qua đời, vì anh chị em trước đó đều mất sớm nên Juana nghiễm nhiên trở thành người kế vị.

Một năm sau, Juana cùng chồng trở về quê nhà và lên ngôi Nữ vương xứ Castilla. Từ đây, Philip lẫn ông bố vợ Fernando đối đầu nhau để giành lấy quyền khống chế Juana, cũng là giành quyền thống trị Castilla. Vốn không ưa con rể từ xưa, trước khi qua đời, mẹ của Juana để lại di nguyện rằng, Philip chỉ được danh xưng Vương tế chứ không phải là một vị vua đồng cai trị với Juana. Dĩ nhiên Philip không chịu ngồi yên.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 5.

Fernando đã lấy một người vợ khác

Để đối phó với con rể mưu mô, cha của Juana đã nghĩ ra cách tàn độc không kém. Ông tung ra tin tức con gái mình bị bệnh nặng, tâm lý bất ổn đến mức không thể tự mình cai quản vương quốc. Fernando sau đó kết hôn với một phụ nữ tên là Germaine de Foix (cháu gái của người chị cùng cha khác mẹ với ông ta). Fernando tuyên bố rằng, cuộc hôn nhân này nhằm mục đích để Tây Ban Nha vững mạnh hơn nhưng trên thực tế, ông ta muốn vợ mới sinh một đứa con trai để chiếm đoạt quyền thừa kế của Juana.

Bị người chồng tàn ác tính kế chưa đủ, Juana phải chịu đựng thêm bi kịch bị chính cha đẻ phản bội, nỗi đau ngày một chất chồng lên. Một người phụ nữ như Juana dù có mạnh mẽ đến mấy cũng thực sự dễ dàng trở nên "điên loạn" vì quá đau lòng.

Nữ hoàng "điên loạn"

Vào tháng 9/1506, Philip đột ngột qua đời vì sốt thương hàn. Tuy nhiên, nhiều tài liệu lịch sử ghi lại rằng, Philip đã bị bố vợ đầu độc. Sau cái chết của chồng, tinh thần của Juana ngày càng bất ổn, nhất là khi bà đang mang thai đứa con cuối cùng của họ, Catherine, được 6 tháng.

Bà ôm ấp, vuốt ve thi hài chồng đến mấy ngày rồi mới chịu đặt xác vào quan tài. Không lâu sau ngày chôn cất chồng, Juana lại nghi ngờ thi thể của Philip bị đánh cắp nên bà đã yêu cầu đào mộ, mở nắp quan tài để kiểm chứng. Sau đó, bà hôn lên chân chồng mãi cho đến khi có người lôi bà đi. Từ lần đó, Juana luôn mang theo quan tài của Philip bên mình trên hành trình đưa ông đến nơi chôn cất sau cùng với quãng đường dài 668km, từ Burgos đến Granada.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 6.

Juana ở bên thi hài chồng mấy ngày liền

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 7.

Juana mang theo quan tài của chồng bên mình

Điều đáng nói là bà cấm tất cả phụ nữ đến gần quan tài của chồng, có lẽ lúc đương thời, vì người chồng ham mê ong bướm bỏ quên mình mà đến khi chết đi, Juana chỉ muốn chồng mãi ở bên bà, không để ý bất kỳ người phụ nữ nào khác. Một năm sau ngày chồng mất, Juana bị cha nhốt lại với lý do tâm trí bà điên khùng, dù Juana vẫn còn là nữ vương nhưng chỉ ở trên giấy tờ, không hề có quyền hành gì.

Vào năm 1516, ông Fernando lâm bệnh nặng sắp lìa đời, cuộc hôn nhân thứ 2 của ông không như mong đợi khi Fernando chẳng thể nào có một người con trai để kế vị. Điều này đồng nghĩa với việc quyền thừa kế Aragon sẽ vào tay Juana. Bà trở thành nữ vương của Castilla lẫn Aragon.

Trước khi qua đời, ông Fernando yêu cầu trao quyền lại cho đứa cháu ngoại cùng tên với mình là Fernando - con trai thứ của Juana và Philip chứ không phải là Charles - đứa con trai lớn nhất. Tuy nhiên Charles lại đến Tây Ban Nha gặp mẹ mình, dễ dàng lấy chữ ký của bà để được danh chính ngôn thuận trở thành người đồng cai trị với bà. Sau một khoảng thời gian dài bị giam cầm, tinh thần Juana càng trở nên bất ổn, bà thu mình và nhút nhát sợ sệt hơn bao giờ hết.

Charles không hề có ý định tìm cách chữa trị cho mẹ, cứ để mặc bà bị giam giữ ở tu viện vì như vậy anh ta mới có thể nắm được vương quyền. Juana cứ ở đó mãi cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời bà.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 8.

Năm 1519, Charles đắc cử ngôi vị Hoàng Đế La Mã Thần Thánh, đứng đầu Habsburg. Khi ấy, người dân Tây Ban Nha không chấp nhận một người từ hoàng tộc Habsburg cai trị họ và xem đất nước họ như một phần trong đế quốc của ông ta. Dân chúng đã nổi dậy đòi Juana được giải thoát khỏi nhà tù và phế truất Charles. Thế nhưng Juana không muốn đối đầu với con trai mình, bà từ chối mọi yêu cầu. Người dân Tây Ban Nha đành bỏ cuộc.

Charles sau đó căn dặn các người hầu của Juana rằng không ai được nói chuyện gì với bà. Juana bắt đầu chìm trong hoang tưởng, ám ảnh, bà không thể tự ăn uống và tắm rửa như một người bình thường được nữa. Cuộc sống cầm tù như vậy cứ kéo dài cho đến hàng chục năm sau khi Juana qua đời vào năm 1555, chấm dứt cuộc đời đầy đau khổ và bi thương của bà.

Người đời vẫn đặt ra câu hỏi rằng: Juana có thực sự bị điên hay không? Dù câu trả lời là có hoặc không thì chẳng thể phủ nhận một thực tế rằng, Juana đã chịu quá nhiều mất mát và sự phản bội từ 3 người đàn ông quan trọng nhất đối với bà: Cha đẻ, chồng và con trai. Những điều này cũng đủ để giết hại trái tim và khối óc của một con người.

Bi kịch chất chồng của Nữ hoàng điên loạn: Dùng kéo dằn mặt tiểu tam rồi bị trả thù đầy tủi nhục, khi chồng chết ôm xác không rời - Ảnh 9.

Nguồn: Factinate, Tudorsociety

https://afamily.vn/bi-kich-chat-chong-cua-nu-hoang-dien-loan-dung-keo-dan-mat-tieu-tam-roi-bi-tra-thu-day-tui-nhuc-khi-chong-chet-om-xac-khong-roi-20211118170903682.chn