Bí ẩn về loài chim "sát thủ" đến rắn độc cũng phải dè chừng

Quốc Tiệp (t/h), Theo Người Đưa Tin 13:58 10/02/2025
Chia sẻ

Diều hoa Miến Điện, còn được gọi là Ó hoa Miến Điện, là loài chim chuyên săn và ăn rắn. Đây cũng là loài chim săn mồi đã được đưa vào danh sách đỏ các loại bị đe dọa vào năm 2016.

Diều hoa Miến Điện là một loài chim săn mồi cỡ trung bình được tìm thấy trong môi trường sống có rừng trên khắp châu Á nhiệt đới.

Thông tin trên Kiến thức, phạm vi phân bố rộng rãi của nó trên khắp các khu rừng, rìa rừng, rừng ngập mặn, vườn và công viên ở Tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á và Đông Á. Chúng có một số phân loài bao gồm Philippine Serpent Eagle (S. holospila), Andaman Serpent Eagle (S. elgini) và South Nicobar Serpent Eagle (S. klossi).

Loài chim quý hiếm này thường ăn rắn là chủ yếu, ngoài ra chúng còn ăn các loài động vật lưỡng cư, cá và động vật có vú.

Bí ẩn về loài chim "sát thủ" đến rắn độc cũng phải dè chừng- Ảnh 1.

Khi đậu, đầu cánh không chạm tới đầu đuôi.

Kích thước trung bình của diều hoa Miến Điện từ 56 đến 74 cm, sải cánh có thể thay đổi từ 89 đến 169 cm, màu nâu sẫm này chắc nịch, có đôi cánh tròn và đuôi ngắn. Mào gáy ngắn hình quạt màu đen và trắng của nó mang lại cho nó vẻ ngoài dày dặn. Mặt dưới có đốm màu trắng và nâu vàng. Khi đậu, đầu cánh không chạm tới đầu đuôi. Khi bay cao, đôi cánh rộng hình mái chèo được giữ thành hình chữ V nông. Đuôi và mặt dưới của lông bay có màu đen với các vạch rộng màu trắng.

Chim non có nhiều lông trắng trên đầu. Phần thân chân không có lông và được bao phủ bởi các vảy hình lục giác, hàm trên không có dây hoa nhô ra ở đầu.

Bí ẩn về loài chim "sát thủ" đến rắn độc cũng phải dè chừng- Ảnh 2.

Kỹ năng săn mồi thượng thừa của diều hoa Miến Điện

Theo các nhà khoa học, diều hoa Miến Điện sinh sản vào cuối mùa đông, chim cái sẽ đẻ trứng trong tổ còn chim đưc chăm sóc và bay đi tìm kiếm thức ăn, khoảng 41 ngày sau, trứng sẽ nở thành chim con, đây là cột mốc đánh dấu sự sinh sản và tái sinh của loài.

Diều hoa Miến Điện xây tổ mới mỗi năm, vị trí dọc theo các cây ở ven sông. Vào năm 2016, diều hoa Miến Điện được đưa vào Danh sách đỏ các loài bị đe dọa, theo Sách Đỏ IUCN được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Bí ẩn về loài chim "sát thủ" đến rắn độc cũng phải dè chừng- Ảnh 3.

Loài chim quý hiếm này thường ăn rắn là chủ yếu, ngoài ra chúng còn ăn các loài động vật lưỡng cư, cá và động vật có vú.

Trước đó, chiều 4/6/2024, vườn Quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng tiếp nhận cá thể diều hoa Miến Điện quý hiếm, có cân nặng khoảng 0,4kg.

Theo kể lại, một người đàn ông trú thành phố Hà Tĩnh trước đó khi đi câu cá đã phát hiện con chim đang trong tình trạng bị thương ở chân nên mang về nhà chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thông tin trên Dân trí, khi biết thông tin đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần được bảo tồn, người đàn ông đã liên hệ lực lượng chức năng để bàn giao.

Sau khi tiếp nhận, cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, chăm sóc, đảm bảo an toàn trước khi thả về môi trường tự nhiên theo đúng quy định.

Diều hoa Miến Điện có tên khoa học là Spilornis cheela. Loài này thuộc nhóm IIB được quy định tại Nghị định số 06/2019 ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày