Nhà nghiên cứu Gerry Cannon - đồng tác giả cuốn sách "Tiết lộ bí mật cao nguyên Giza và tượng Nhân sư thứ hai" phát hiện ra một gò đất chưa được khám phá trên cao nguyên Giza, đáng nghi vấn chôn vùi một tượng Nhân sư nữa.
Vị trí gò đất đáng nghi vấn.
Tấm bia Giấc mơ Stela được đặt giữa 2 chân trước của tượng Nhân sư
Tấm bia Giấc mơ Stela được đặt giữa 2 chân trước của tượng Nhân sư có hai con sư tử ở trên cùng.
Rõ ràng, không ai ngoại trừ ông Gerry Cannon nhận thấy rằng tay phải của nhân sư có đặc điểm là nữ tính và tay trái nam tính. Có rất nhiều ví dụ khác về nghệ thuật Ai Cập cổ đại miêu tả hai nhân sư nam và nữ.
Điều này đặc biệt lạ lùng bởi vì sư tử trong tấm bia Giấc mơ Stela cũng nằm trong số những chữ tượng hình đại diện cho Aker và Khephre – 2 con sư tử tượng trưng cho ngày hôm qua và ngày hôm nay và đều được coi là giống đực.
Hình đôi sư tử trên tấm bia Giấc mơ Stela.
Người Ai Cập tin rằng sau khi hoàng hôn mặt trời đi qua đường hầm bên trong Trái Đất và bình minh đến khi mặt trời mọc vào buổi sáng sau khi nổi lên từ đầu bên kia của đường hầm.
Aker như hai con sư tử bảo vệ cả hai cổng của đường hầm. Do đó, thường có đôi tượng sư tử ở cửa các cung điện và ngôi mộ để bảo vệ khỏi ma quỷ, giống như chú chó Foo của Trung Quốc bảo vệ đền thờ và cung điện.
Có lẽ sư tử bên tấm bia Giấc mơ Stela đang canh lối vào trong tượng Nhân sư dẫn xuống khu đền thờ và đường hầm ngầm rộng lớn. Chúng ta chỉ phải nhìn vào chữ tượng hình Akerw để hiểu được sư tử bên tấm bia Giấc mơ Stela.
Trong nhiều thế kỷ, người ta đã đoán có một tượng nữ Nhân sư. Những bức phác họa từ thế kỷ 16 cho thấy bức tượng như vậy.
Có thể không liên quan gì đến sư tử bên tấm bia Giấc mơ Stela, nhưng tượng nữ thần đầu sư tử Sekhmet được đặt lên núi Giza.
Ông Gerry Cannon nhận thấy nền nghệ thuật Ai Cập cổ đại khác mô tả các nhân sư là sư tử đực và cái.
Trong hệ thống tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, có 2 núi Sư tử. Ý nghĩa của chúng được giải thích trong cuốn sách mới của ông Gerry Cannon. Ông tin chắc sẽ tìm ra tượng Nhân sư thứ hai.
Tượng Nhân sư được chạm khắc trên đá tự nhiên từ xưa, vì những vết xói mòn và đường vằn trên thân thể chỉ có thể do bị mòn đi vì chịu mưa nhiệt đới lâu ngày hoặc khi biển dâng sóng lên làm ngập lụt cao nguyên Giza.
Sơ đồ địa hình cao nguyên Giza.
Một lý do khác là tượng Nhân sư bị xói mòn nhiều hơn các kim tự tháp là bởi vì nó nằm dưới thấp hơn các kim tự tháp khoảng 60m nên nước đọng lại lâu hơn.
Ông Gerry Cannon cho rằng: bất cứ ai chạm khắc tượng Nhân sư đều phải nhìn thấy tảng đá khổng lồ để tính toán kích cỡ.
Vì vậy, không thể có bất kỳ lớp phủ cát nào. Có thể nó lộ ra vào thời điểm khí hậu cao nguyên Giza ôn hòa hoặc nhiệt đới.
Tượng Nhân sư và các kim tự tháp trên cao nguyên Giza..
Tượng Nhân sư đã nằm đó hàng ngàn năm trước khi người Ai Cập cổ đại ở đó. Có lẽ nó được chạm khắc trước thời kỳ Băng Hà cuối cùng hay gọi là Đại Hồng Thủy, có thể xảy ra khi băng tan.
Thời điểm đó cách đây 12.500 năm. Mặc dù vậy, các nhà Ai Cập học đã mất nhiều thời gian để thử khung thời gian như vậy. Tất cả manh mối về tượng Nhân sư thứ hai mới chỉ là giả thuyết.