Bí ẩn thảm kịch đèo Dyatlov - nỗi ám ảnh của nền khoa học hiện đại

Ngọc Thiên, Theo Helino 19:05 25/03/2018

Sự kiện thảm khốc này mãi mãi là bức màn bí ẩn khiến giới khoa học phải đau đầu.

Đèo Dyatlov được đặt theo tên của Igor Dyatlov, người dẫn đầu nhóm leo núi bị mất tích vào năm 1959. Nhóm gồm 10 sinh viên của Học viện Công nghệ Ural (Nga), trong đó có 8 nam và 2 nữ.

Bí ẩn thảm kịch đèo Dyatlov - nỗi ám ảnh của nền khoa học hiện đại - Ảnh 1.

Kế hoạch của họ là đi bộ 350km xuyên qua những cánh rừng phía bắc Ural để đến đỉnh núi Ortorten. Tên gọi của ngọn núi này dịch theo tiếng địa phương nghĩa là "Đừng bao giờ đến đây". Ban đầu, nhóm này có 10 người nhưng một người trong nhóm bị bệnh và không thể tham gia.

Ngờ đâu, người bị bệnh lại chính là nhân vật may mắn nhất.

Bí ẩn thảm kịch đèo Dyatlov - nỗi ám ảnh của nền khoa học hiện đại - Ảnh 2.

Trước khi đi, Dyatlov đã đồng ý rằng anh sẽ gửi một điện tín thông báo cho câu lạc bộ thể thao của họ ngay sau khi nhóm trở về ngôi làng Vizhai. Mọi người dự kiến ​​rằng điều này sẽ xảy ra trước ngày 12/2/1959.

Tuy nhiên, ngày hẹn trôi qua và không nhận được tin báo của nhóm leo núi, câu lạc bộ vẫn không có phản ứng gì, vì sự chậm trễ của một vài ngày lúc đó là phổ biến với các cuộc thám hiểm như vậy. 

Mãi đến khi người thân của họ gây áp lực, người đứng đầu học viện mới phái các nhóm cứu hộ đầu tiên, bao gồm các sinh viên tình nguyện và giảng viên. Sau đó, quân đội cũng đã tham gia với nhiều máy bay và trực thăng được huy động.

Những dấu vết đáng quên và bí ẩn mãi không có lời giải

Những dấu vết được tìm thấy khiến mọi người đều cảm thấy sợ hãi kinh ngạc và có phần khó hiểu.

Những chiếc lều của nhóm sinh viên được tìm thấy ở sườn núi Kholat Syakhl (tiếng địa phương nghĩa là "Núi của người chết"). Cơ quan điều tra cho biết lều của nhóm bị rạch bằng vật nhọn, giày và đồ đạc của họ vẫn còn bên trong.

Bí ẩn thảm kịch đèo Dyatlov - nỗi ám ảnh của nền khoa học hiện đại - Ảnh 3.

Có vẻ như nhóm sinh viên đã vội vã rạch lều để bỏ chạy khỏi khu cắm trại của mình và chẳng kịp mang theo đồ đạc.

Ban đầu, các nhà chức trách chỉ tìm kiếm được xác của 5 người. Xác của hai nạn nhân đầu tiên được tìm thấy ở rìa của khu rừng trong tình trạng chân đất và trên người chỉ mặc mỗi bộ đồ lót. Ba nạn nhân tiếp theo được tìm thấy trong tình trạng tương tự.

Phải mất hai tháng sau, xác của 4 người còn lại mới được tìm thấy trong tình trạng trên cơ thể có nhiều vết thương, xương sọ và xương sườn bị vỡ. Ngoài ra, có một người phụ nữ trong nhóm bị mất đi chiếc lưỡi.

Điều kỳ lạ là bốn nạn nhân này lại mặc quần áo của những nạn nhân được tìm thấy trước đó. Đồng thời, họ có dấu hiệu bị nhiễm phóng xạ, nhưng cơ quan điều tra không thể tìm thấy nguồn lây nhiễm. 

Ngoài ra, vào đêm trước khi sự việc xảy ra, một số người cho rằng họ đã nhìn thấy ánh sáng cam lạ trên bầu trời nơi nhóm sinh viên cắm trại. Các báo cáo tương tự về ánh sáng cam cũng được ghi nhận từ các khu vực lân cận trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1959.

Nhiều phỏng đoán được đưa ra, có người cho rằng đây là đơn giản là một vụ sạt lở tuyết, người khác thì cho rằng nhóm leo núi này đã vô tình đi vào vùng thí nghiệm quân sự bí mật của chính phủ. Chi tiết quần áo có chứa phóng xạ thì khiến nhiều người tin rằng nhóm leo núi đã đụng độ phải sinh vật ngoài hành tinh. 

Tuy nhiên sau quá trình điều tra, nhà chức trách vẫn tỏ ra bất lực trong việc tìm ra nguyên nhân của vụ việc và sự cố này đến nay vẫn là một bí ẩn.

Tham khảo: HowStuffWorks