Bệnh nhân khỏi HIV/AIDS đầu tiên qua đời vì ung thư tái phát

Dink, Theo Pháp luật và bạn đọc 18:06 01/10/2020

Ông là biểu tượng cho hy vọng, rằng người nhiễm căn bệnh thế kỷ vẫn còn lối thoát nhờ khoa học.

Hiệp hội Quốc tế về AIDS - International AIDS Society (IAS) công bố hôm thứ Tư: người bệnh đầu tiên khỏi HIV, ông Timothy Ray Brown đã qua đời vì ung thư. Ông Brown là một trong những cái tên nổi tiếng lịch sử y học khi trở thành biểu tượng hy vọng cho hàng triệu người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ.

Hơn mười năm nay, ông Brown đã không còn bệnh AIDS. Trước khi qua đời, Timothy Ray Brown điều trị bệnh leukaemia tái phát trong nhiều tháng và nhận được sự chăm sóc tận tình của y bác sĩ tại nhà riêng ở Palm Springs, California.

Gero Huetter, bác sĩ người Đức dẫn dắt quá trình điều trị mang tính lịch sử, khẳng định Timothy là minh chứng cho thấy việc loại trừ HIV, dưới những trường hợp đặc biệt, là khả thi. Giáo sư Huetter thương tiếc còn vì ung thư đã lấy đi sinh mạng Timothy, người hiện tại đã không còn di chứng HIV trong người.

Bệnh nhân khỏi HIV/AIDS đầu tiên qua đời vì ung thư tái phát - Ảnh 1.

Ông Timothy Ray Brown, bệnh nhân HIV/AIDS đầu tiên khỏi bệnh

Quá trình điều trị

Khoa học vẫn biết việc ghép tủy là một trong những cách chữa ung thư máu hiệu quả, nhưng Huetter muốn thử cả phương chữa lành HIV bằng việc sử dụng một đột biến gen hiếm cho phép chủ thể miễn nhiễm tự nhiên với virus gây bệnh AIDS.

Lần ghép đầu tiên của ông Brown diễn ra năm 2007 chỉ thành công một phần: dấu hiệu dường như HIV biến mất, nhưng bệnh leukemia vẫn còn đó. Trong lần ghép tủy thứ hai, ông Brown đã khỏi leukemia.

Khi trả lời phỏng vấn sau thời điểm ông công bố mình tái nhiễm ung thư hồi năm ngoái, ông Brown vẫn vui khi việc điều trị của mình “mở ra những cánh cửa chưa từng tồn tại trước đây”, và có thể truyền cảm hứng cho các nhà khoa học nỗ lực tìm ra phương thuốc.

Người đàn ông thứ hai được ghép tủy nhằm chữa HIV/AIDS là Adam Castillejo. Hiện tại, các nhà khoa học cũng chưa phát hiện ra dấu hiệu bệnh trở lại trên cơ thể bệnh nhân thứ hai này.

Bởi lẽ không có nhiều nguồn hiến tặng mà việc ghép chứa nhiều rủi ro, các nhà nghiên cứu đang tìm những cách chữa thông qua gen hay sử dụng những cách khác để có được hiệu ứng tương tự tủy miễn nhiễm HIV.

Trong một hội nghị về bệnh AIDS diễn ra hồi tháng Bảy, các nhà nghiên cứu vui mừng nhận định họ đã có thể bước đầu miễn giảm virus lâu dài trên một bệnh nhân Brazil, thông qua một tổ hợp thuốc mạnh có thể tống khứ virus gây HIV/AIDS ẩn trong người bệnh.

Những đột phá trên tới nhờ những thành công từ người khỏi bệnh đầu tiên. Như lời chủ tịch mới được bổ nhiệm của IAS là Sharon Lewin: “Cộng đồng khoa học mong rằng sẽ tôn vinh di sản mà Brown để lại với một cách thức chữa trị an toàn, giá thành phù hợp và dễ tiếp cận, bằng cách sử dụng phương pháp chỉnh sửa gen hay các kỹ thuật tăng cường khả năng kiểm soát hệ miễn dịch”.