Thanh Vân Phủ, theo cách gọi của Hoàng Đức - Nhà To, khiến người ta choáng ngợp ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Khu biệt phủ toát lên tinh thần Á Đông tinh tế, thanh tịnh và đậm chất nghệ thuật.
Kiến trúc của biệt phủ mang hơi thở của Trung Hoa cổ điển giao thoa với kiến trúc Nhật Bản.
Biệt phủ rộng 1.200m2 được thiết kế không chỉ đắt đỏ ở mỗi chi tiết nội thất, vật liệu, mà càng đắt giá hơn ở sự thấu hiểu và dấu ấn tánh cá nhân của gia chủ trong từng không gian. Diện tích đất 600m2 và 4 tầng xây dựng tổng cộng 1.200m2 sàn được đơn vị Việt Á Đông thiết kế bài bản và thi công đồng bộ. Khối nhà chính mang hình dáng chữ H - một lựa chọn không hề ngẫu nhiên. Kiến trúc này không chỉ tạo ra độ thoáng cho công trình mà còn mở rộng tầm nhìn cả trước lẫn sau, đón trọn ánh sáng, gió trời và kết nối con người với thiên nhiên.
Toàn bộ mặt tiền và mặt hậu đều sử dụng hệ cửa kính lớn, mở rộng tối đa view ra sân vườn, mang đến cảm giác "sống cùng thiên nhiên", không gò bó, không tách biệt. Kiến trúc Việt Á Đông - đơn vị thiết kế đã tính toán tỉ mỉ từng chi tiết để tạo nên một tổng thể hài hòa giữa công năng và thẩm mỹ.
Bước vào sân, người ta không khỏi bị cuốn hút bởi khu vườn thiền nhiệt đới xanh mát. Một chòi lầu nhỏ dành riêng cho trà đạo nằm bên hồ cá Koi trong veo. Cây tùng La Hán - biểu tượng cho trường thọ và khí chất được đặt ngay trước cửa nhà như lời chào mộc mạc nhưng đầy uy nghi.
Không gian sân vườn được lát đá xen lẫn thảm cỏ và sỏi, tạo ra sự phân tách mềm mại giữa các khu vực mà không hề bị cứng nhắc. Hệ mái lợp ngói Bát Tràng, do nghệ nhân Huế thực hiện, kết hợp với trần ốp nhôm vân gỗ bên dưới giúp công trình bền đẹp theo thời gian, bất chấp nắng mưa. Theo chia sẻ, chủ nhân biệt phủ này là người yêu trà đạo, bên cạnh đó cũng theo đạo Phật bởi vậy, căn biệt phủ toát lên tính độc đáo, cá nhân hóa chất chơi của gia chủ.
Phần ốp mặt trần bên dưới này sử dụng nhôm vân gỗ nhôm gỗ tạo được độ bền và mưa gió tránh được nước chuyên dùng cho ngoại thất. Nhìn từ bên ngoài đã cảm nhận được độ "sang-xịn-mịn" của phần mái, sử dụng ốp nhôm vân gỗ cũng không bị cong vênh, mối mọt hay mưa gió bị bay màu. Bảng tường cũng được sử dụng sơn hiệu ứng sơn đá. Khu cảnh quan sân vườn ngoài trời được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc.
Công trình này thiết kế khối kiến trúc hình chữ H mặt trước và sau của căn biệt thự đều được Việt Á Đông thiết kế với hệ cửa kính lớn thoáng mở rộng tối đa tầm nhìn ra cảnh quan sân vườn và phố thị bên ngoài đón chọn ánh sáng tự nhiên và khí trời vào bên trong nhà. Nói cách khác, kiến trúc của căn nhà này là hình chữ H đúng, cả trước cả sau hai bên đều có tầm view.
Gia chủ có vẻ cũng là một người khá là thích cây cối, yêu thiên nhiên nên từ tầng một lên tầng ba đều có rất nhiều cây cảnh hoa lá cho đến đá và vườn chim cảnh ngay tại tầng một gia chủ đã khéo léo lựa chọn những dáng cây có thế đẹp như cây tùng, vườn hoa nhiệt đới ở đằng sau nhà và tầng ba còn rất nhiều cây xanh nữa.
Có thể nói, gia chủ có gu thẩm mỹ và hiểu biết tinh tế về chiều sâu văn hóa phương Đông, đồng thời cũng rất cởi mở phóng khoáng với tinh thần nghệ thuật âm nhạc phương Tây. Tầng một của căn biệt phủ được bố trí như một bức tranh sống động mở đầu cho toàn bộ hành trình khám phá không gian sống. Ngay khi bước vào, bạn sẽ bắt gặp phòng khách - một khoảng thông tầng cao rộng, đầy ấn tượng với điểm nhấn là bức tranh thêu tay khổ lớn. Tác phẩm này không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn là biểu tượng phong thủy như một điểm tụ khí trong không gian sang trọng và thanh tịnh.
Phòng khách được bao bọc bởi hệ cửa kính cao tràn từ sàn chạm đến trần, mở toang ra khung cảnh sân vườn bên ngoài, nơi thiên nhiên được sắp đặt đầy chủ đích theo thế tựa sơn hướng thủy. Cảnh quan phía ngoài tạo nên một "minh đường tụ thủy" - không gian hội tụ sinh khí, vượng tài và đậm chất phong thủy Á Đông. Ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong từng góc nhỏ, khiến toàn bộ không gian như được tiếp thêm sinh lực mỗi ngày.
Các khu vực chức năng được thiết kế phân tầng giật cấp tinh tế vừa tạo điểm nhấn thị giác, vừa giúp luồng di chuyển bên trong trở nên mạch lạc mà vẫn giữ được mối liên kết xuyên suốt giữa các không gian. Phòng ngủ của ông bà được bố trí liền kề ngay tầng một, thuận tiện và yên tĩnh. Khu vực phòng ăn - bếp lại mở ra một khung cảnh đầy thú vị và tiện dụng.
Khu bếp là sự kết hợp hài hòa giữa thẩm mỹ và công năng, với hệ bếp khô trong nhà tinh gọn, nhẹ nhàng, kết hợp cùng bếp ướt ngoài trời sẵn sàng cho những dịp nhà có đông khách. Bàn ăn dài bằng gỗ lim xanh đột biến - một loại gỗ quý với vân gỗ đẹp như sóng nước có thể phục vụ tới 16 người, vừa sang trọng, vừa tạo cảm giác ấm cúng cho những buổi sum vầy gia đình.
Nguồn: Nhà To
Một trong những điểm thư giãn đắt giá nhất chính là trải nghiệm thị giác trong khi dùng bữa là tầm nhìn hướng thẳng ra khu vườn xanh mát, được ví như một "rừng nhiệt đới thu nhỏ". Cây cối tươi tốt, hơi nước bảng lảng từ hệ phun sương tự động khiến không gian luôn như chìm trong làn sương mờ ảo, tạo cảm giác thanh lọc và thảnh thơi.
Toàn bộ công trình từ kiến trúc đến cảnh quan đều được "may đo" sát theo gu thẩm mỹ cá nhân và tinh thần của gia chủ. Ngoài trời, một chòi lầu nhỏ được dựng nên để thưởng trà, ngắm cá, hòa mình cùng thiên nhiên hữu tình. Không gian mở này như một phần kéo dài của khu vườn, cho phép người sống tại đây kết nối liên tục với thiên nhiên, với chính mình.
Đặc biệt, hệ mái của biệt phủ được lợp bằng ngói Bát Tràng thủ công, do chính các nghệ nhân Huế thực hiện - những người vốn quen với các công trình cung đình và kiến trúc truyền thống. Sự tỉ mỉ trong từng lớp ngói không chỉ đảm bảo độ bền, khả năng thoát nước và tính an toàn, mà còn giữ nguyên vẻ đẹp cổ điển, vững chãi và đầy tính nghệ thuật cho tổng thể công trình.
Thanh Vân Phủ có đến ba không gian trà đạo, mỗi nơi mang một sắc thái khác nhau: Chòi trà ngoài trời thư giãn, gần gũi thiên nhiên, nơi thưởng trà ngắm cá. Phòng trà tiếp khách không gian để kết giao tri kỷ, chia sẻ đạo trà, nói chuyện nhân sinh. Phòng trà riêng tư dành riêng cho gia chủ, là nơi làm việc, thiền định, và hòa mình vào dòng chảy tĩnh lặng.
Nội thất toàn bộ sử dụng gỗ óc chó tự nhiên, được xử lý trầm màu hơn 2 tông so với gỗ thông thường để đồng bộ với kiến trúc Á Đông cổ kính. Từng món đồ từ bàn ghế, vách ốp cho đến trần đều mang hơi hướng thiền định và sự sang trọng đầy chiều sâu.
oàn bộ phòng trà được thiết kế tất cả theo đúng phong cách trà đạo với bức tranh hêu hoa đào trên nền vải nâu trầm cùng với hệ trần vải khung gỗ hệ kệ vách trang trí và hệ thống chiếu sáng tạo nên một không gian ấm cúng. Gia chủ cũng rất là thích sưu tầm các cái tượng gỗ như tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, Đạt Ma Sư Tổ. Chỗ ngồi thưởng trà của gia chủ được thiết kế view ra toàn bộ không gian xung quanh không gian thưởng trà này gia chủ vừa làm việc vừa thưởng trà vừa tiếp khách và ngắm trọn cảnh quan sân vườn hồ cá Koi giữa vườn cây nhiệt đối mờ ảo sương.
Tại không gian phòng trà có cánh cửa dẫn thẳng ra khu thưởng trà ngoài trời. Đứng giữa không gian ấy, phóng tầm mắt nhìn quanh chỉ thấy mây trời bảng lảng, cây cối rì rào, lòng tự khắc dịu lại như một nốt lặng giữa bản hòa âm của cuộc sống. Chính khoảnh khắc này, cảm giác ấy, là lý do vì sao host Hoàng Đức gọi tên căn biệt phủ là Thanh Vân Phủ. Chữ "Thanh" mang ý nghĩa thanh tịnh, thứ trạng thái mà bất cứ ai khi đặt chân vào đây đều cảm nhận được từ mọi góc nhìn, từ sự yên lành của thiên nhiên đến nét điềm đạm trong cách bài trí. Còn "Vân" là mây, làn sương mỏng vờn quanh mái hiên, vườn cảnh, tạo nên khung cảnh thoắt thực thoắt ảo, như đang lạc bước vào chốn tiên sơn hữu tình.
Khu vực nghỉ ngơi được chăm chút bằng những đường thêu hoa mẫu đơn - loài hoa của sự vương giả, thanh nhã kết hợp hài hòa với thanh âm tự nhiên: Tiếng chim ríu rít ngoài hiên, cây xanh đung đưa, đá tảng trầm mặc và những giò lan buông lơi theo gió. Tất cả tạo nên một tổ ấm đúng nghĩa, vừa gần gũi đất trời, vừa an trú tâm hồn.
Tầng hai của biệt phủ là nơi kiến trúc chạm đến cảm xúc. Một sảnh thông tầng mở ra chiều sâu không gian, kết nối liền mạch với ba phòng ngủ: Một phòng master dành cho vợ chồng gia chủ, hai phòng còn lại cho con trai và con gái. Đặc biệt, phòng master rộng đến 100m2, chia làm ba phân khu không gian nghỉ, thay đồ và phòng tắm, tất cả được thiết kế riêng tư nhưng vẫn hòa quyện tinh tế. Từ ban công, chỉ cần mở cửa là thấy hồ cá lấp lánh và chòi nghỉ an nhàn bên dưới, nơi mỗi sáng có thể bắt đầu bằng một tách trà và vài dòng suy tư.
Tầng ba tầng cao nhất không chỉ vượt trội về chiều cao vật lý mà còn là nơi tập trung linh khí của cả ngôi nhà. Đây là không gian phòng thờ, nơi gia chủ trân trọng thờ phụng, chiêm nghiệm triết lý sống và thả hồn vào những nét bút thư pháp. Thiết kế phòng thờ gợi nhắc một nội tâm sâu lắng chỉ những ai thật sự am hiểu văn hóa tâm linh mới có thể bày biện và gìn giữ được sự trang nghiêm thanh tịnh đến vậy.
Bên ngoài các tầng, ban công và hành lang đều được bố trí cây cảnh bonsai, tạo nên mảng xanh sống động. Không gian không chỉ để ngắm mà còn để thở, để cảm nhận nhịp sống chậm rãi, có gu và đầy chất thiền.
Được biết, quá trình hình thành Thanh Vân Phủ từ ý tưởng thiết kế đến thi công hoàn thiện kéo dài trọn vẹn đúng một năm, nhưng mỗi chi tiết đều xứng đáng với từng ngày tháng chờ đợi. Bởi đây không đơn thuần là một căn biệt phủ, mà là nơi hội tụ của tâm - khí - tài, nơi con người có thể sống cùng thiên nhiên và lắng nghe chính mình mỗi ngày.
Theo Nhà To