Bát quái trận của Gia Cát Lượng: Thiên biến vạn hóa và ảo diệu đến mức không ai dám phá giải, có thể chống lại trăm nghìn tinh binh

Trung Hạ, Theo Thể Thao Văn Hoá 02:13 22/02/2023
Chia sẻ

Gia Cát Lượng thông minh tuyệt đỉnh sáng tạo ra Bát quái trận giúp nhà Thục Hán chiến thắng nhiều cuộc giao tranh, từng bước giúp Lưu Bị thôn tính thiên hạ.

Có câu “loạn thế xuất anh hùng”, thời Tam Quốc vô số nhân vật tài giỏi xuất chúng như: Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân, Tào Tháo, Lưu Bị...

Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ là Gia Cát Lượng - người được xem là vị thần toán sở hữu tài mưu lược tuyệt đỉnh, được thời Tam Quốc và cả hậu thế trọng vọng. Bát quái trận của ông được tương truyền rằng có uy lực kinh hoàng đủ để chiến thắng trăm nghìn quân binh.

Bát quái trận của Gia Cát Lượng: Thiên biến vạn hóa và ảo diệu đến mức không ai dám phá giải, có thể chống lại trăm nghìn tinh binh - Ảnh 1.

Ba lần đến ngôi nhà tranh mời Ngọa Long

Gia Cát Lượng, hiệu Ngọa Long, tài năng và giỏi mưu lược, khi còn thiếu niên đã cùng cha đến sống ở Kinh Châu. Sau khi cha qua đời, ông di chuyển đến sống ở Long Trung, Tương Dương, và trở thành thừa tướng của nhà Thục Hán ở tuổi trung niên.

Lưu Bị muốn phục hưng Hán thất, thôn tính thiên hạ nên chiêu mộ nhân tài khắp nơi, lúc này Từ Thứ và Tư Mã Huy cùng tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị, nói rằng Gia Cát Lượng vừa có tài vừa có đức. Sau đó mới có chuyện Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng xuống núi.

Lưu Bị không biết rõ về tài thao lược của Gia Cát Lượng nên muốn tận mắt xem thực lực, thế là cùng Quan Vũ, Trương Phi đến Long Trung để mời Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp hoàn thành đại nghiệp.

Bát quái trận của Gia Cát Lượng: Thiên biến vạn hóa và ảo diệu đến mức không ai dám phá giải, có thể chống lại trăm nghìn tinh binh - Ảnh 2.

Song khi Lưu Bị lần đầu tiên mời Gia Cát Lượng xuống núi, tình cờ ông lại không có ở nhà nên Lưu Bị chỉ có thể thất vọng quay về

Lần thứ hai Lưu Bị mời Gia Cát Lượng xuống núi đúng lúc trời có tuyết rơi, nhưng điều mọi người không ngờ là Gia Cát Lượng lại có việc phải ra ngoài trong thời tiết như vậy, nên cuối cùng Lưu Bị chỉ có thể để lại một bức thư bày tỏ mục đích của mình. Nội dung bức thư này không chỉ thể hiện sự kính trọng đối với Gia Cát Lượng mà còn giải thích ý muốn Gia Cát Lượng hỗ trợ ông hoàn thành đại nghiệp.

Trước khi mời Gia Cát Lượng xuống núi lần thứ ba, Lưu Bị cố ý ăn chay ba ngày, nhưng Quan Vũ cho rằng Gia Cát Lượng có thể không có thực tài và học thức nên mới “năm lần bảy lượt” không xuất đầu lộ diện, cho nên khuyên Lưu Bị không cần tiếp tục cố gắng.

Trương Phi muốn đi một mình và dùng dây thừng trói Gia Cát Lượng lại, bắt ông quy phục Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không đồng ý. Cuối cùng Lưu Bị đích thân lên ngôi nhà tranh của Gia Cát Lượng một lần nữa.

Kết quả là khi đến nơi Gia Cát Lượng đang ngủ, cả ba đợi Gia Cát Lượng tỉnh dậy mới ngồi xuống nói chuyện.

Sau vài cuộc trò chuyện đơn giản, Gia Cát Lượng thấy thái độ của Lưu Bị rất chân thành và nhiều tham vọng nên quyết định giúp đỡ. Cả nhóm bàn cách lấy thêm đất đai, Gia Cát Lượng đề nghị liên thủ với Tôn Quyền ở phía Đông, chiếm Kinh Châu và Ích Châu trước, sau đó bình định toàn bộ Trung Nguyên.

Từ đó về sau, Gia Cát Lượng và Lưu Bị sát cánh chiến đấu, chiếm hết thành này đến thành khác, lập nên nhà Thục Hán.

Bát quái trận thiên biến vạn hóa

Như tên gọi, Bát quái trận được vận hành theo nguyên lý Bát quái. Trong "Tam quốc diễn nghĩa" đã từng nói về sức mạnh của loại trận pháp ảo diệu này của Gia Cát Lượng, uy lực có thể chống lại 100.000 binh tinh nhuệ.

Qua những ghi chép lịch sử thể hiện Bát quái trận là có thật, chủ yếu sử dụng những khối đá chất thành đống và xếp theo 8 hướng ứng với 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài; phối hợp với kiến thức thiên văn và địa lý để tăng thêm uy lực và tính sát thương.

Bát quái trận của Gia Cát Lượng: Thiên biến vạn hóa và ảo diệu đến mức không ai dám phá giải, có thể chống lại trăm nghìn tinh binh - Ảnh 3.

Đặc điểm của Bát quái trận cũng rất rõ ràng

Một là “địch ở trong tối, ta ở ngoài sáng”, có thể đánh bất ngờ. Binh lính thi triển trận pháp đã được huấn luyện, biết rất rõ từng ngõ ngách trong trận pháp. Sau khi quân địch tiến vào sẽ ngỡ như lạc trong mê cung, thế là bị tàn sát bất ngờ mà chưa kịp phản kháng.

Hai là kìm kẹp hành động của đối phương. Trong không gian hẹp, vũ khí có kích thước lớn và dài đương nhiên không thể sử dụng, địch không biết điều này. Thế là "chúng cầm vũ khí lớn, ta cầm vũ khí nhỏ, phát huy lợi thế linh hoạt của binh khí nhỏ để phản kích, đánh bại kẻ thù".

Ba là đánh vào tâm lý. Khi địch bị lạc vào thế trận sẽ không tránh khỏi sợ hãi, còn quân binh bên này đã thông thuộc địa hình nên hừng hực khí thế vì đã quen chiến thuật, đương nhiên sẽ chiếm ưu thế. Ai cũng biết rằng tâm lý rất quan trọng trong chiến thuật.

Trên thực tế, không khó để thấy rằng, việc bày binh bố trận của Gia Cát Lượng không chỉ là ứng dụng binh pháp thông minh, mà còn là vận dụng lòng người.

Bát quái trận có thể bị phá?

Đến thời Đông Tấn, Hoàn Ôn giữ chức Tư mã, dẫn quân đánh Ba Thục và tình cờ gặp phải Bát đồ trận được hình thành bởi hàng loạt khối đá, liền thấy được chỗ sâu xa của Bát quái trận.

Bát quái trận của Gia Cát Lượng: Thiên biến vạn hóa và ảo diệu đến mức không ai dám phá giải, có thể chống lại trăm nghìn tinh binh - Ảnh 4.

Tư Mã Hoàn Ôn nói rằng Bát quái trận có sự bổ trợ toàn phần, nếu tấn công vào phần đầu thì những người ở đuôi sẽ đồng loạt tấn công; nếu tấn công vào giữa, hai bên sẽ đánh trả; nếu tấn công phần đuôi, phía đầu sẽ chặn lại sự tiến công, vì vậy Tư Mã Hoàn Ôn đã chọn đi đường vòng.

Tư Mã Hoàn Ôn nhìn thấu trận pháp, nhưng vì sao không tiến công?

Trên thực tế, Tư Mã Hoàn Ôn chỉ là nhìn thấu trận pháp nhưng chưa chắc biết cách giải, do đó hắn không muốn lãng phí thời gian và nhân lực để phá giải trận pháp khó nhằn này. Không ai biết bên trong như thế nào, hắn cũng không dám bảo đảm sau khi tiến vào có thể đi ra được hay không. Trực diện đối đầu chỉ có thể tìm đường chết. Vì vậy, Tư Mã Hoàn Ôn mới chọn đi đường vòng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày