Bánh trung thu bị nhớt, nứt vỏ thì có ăn được nữa không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai

Minh Minh, Theo Phụ Nữ Số 20:08 22/08/2024
Chia sẻ

Ăn bánh trung thu đã nhiều song không phải ai cũng biết cách xử lý khi gặp bánh trung thu bị nhớt, nứt vỏ, hay quá khô.

Tết Trung thu là vào rằm tháng 8 Âm lịch, nhưng từ khoảng đầu tháng 7 Âm lịch, bánh trung thu đã bắt đầu xuất hiện nhiều trong hầu hết mọi gia đình Việt. Bánh bao gồm 2 loại truyền thống nhất là bánh nướng và bánh dẻo. Trong lớp vỏ bánh sẽ là phần nhân được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. 

Có thể nói, bánh trung thu giờ đây không chỉ đơn thuần là 1 món ăn mà là còn là 1 nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt. Quen thuộc là vậy song không phải ai cũng nắm được các lưu ý về loại bánh đặc biệt này.

Bánh trung thu bị nhớt, nứt vỏ thì có ăn được nữa không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 1.

Bánh trung thu không chỉ là một món ăn, mà còn là nét đẹp trong văn hoá Việt (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, nhiều người dùng phát hiện bánh trung thu nhà mình khi bóc bao bì ra thì có hiện tượng vỏ bánh nhớt, thậm chí là xuất hiện những đường nứt trên vỏ. Vậy tình trạng này có đáng lo ngại không? Bánh trung thu lúc này có sử dụng tiếp được không?

Trên thực tế, theo các chuyên gia về thực phẩm, những dấu hiệu trên là những dấu hiệu cho thấy bánh trung thu đã gặp lỗi, không đạt được chất lượng hoàn hảo nhất. Đầu tiên với dấu hiệu nhớt, chảy nước bên ngoài vỏ bánh, các chuyên gia đánh giá có khả năng cao do các nguyên nhân sau:

- Bánh bị chảy nước do không được bảo quản trong nhiệt độ phù hợp

- Gói bánh bị mất gói hút chân không và bị nhiễm ẩm

- Khi làm, thợ làm bánh dùng nước đường chưa đạt yêu cầu để làm bánh, xịt quá nhiều nước trong lò hay sên nhân cho quá nhiều dầu...

Bánh trung thu bị nhớt, nứt vỏ thì có ăn được nữa không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Còn hiện tượng vỏ bánh bị nứt có thể là do:

- Thợ làm bánh nhào bột bánh quá khô

- Nhiệt độ nướng bánh quá cao

- Hỗn hợp trứng bị quét lên bánh quá dày và được quét lúc bánh vẫn chưa khô

Bánh trung thu bị nhớt, nứt vỏ thì có ăn được nữa không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 3.

ảnh minh hoạ

Nghe đến đây, nhiều người sẽ vội vàng kết luận, vậy bánh trung thu đã chảy nước hay vỏ bị nứt, đồng nghĩa với việc không thể ăn và sử dụng tiếp được nữa. Tuy nhiên không hẳn là như vậy. Các dấu hiệu trên đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, người dùng cần xác định đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng, thì mới có thể đưa ra được cách xử lý đúng, tránh gây lãng phí.

Các chuyên gia đưa ra thêm lời khuyên rằng, người dùng có thể kiểm tra thêm xem bánh trung có xuất hiện các vết đen, hay bị các đốm trắng rõ trên bề mặt hay không. Hoặc ngửi thử bánh xem có mùi chua, mùi lạ khó chịu không. Nếu có 1 hoặc tất cả các dấu hiệu trên, tức là bánh trung thu thật sự đã bị hỏng.

Tốt nhất lúc này người dùng không nên ăn, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay những người có hệ tiêu hóa kém. Việc ăn phải bánh trung thu đã xuất hiện dấu hiệu hư hỏng có thể dẫn tới các chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc nặng.

Bánh trung thu bị nhớt, nứt vỏ thì có ăn được nữa không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 4.

Bánh trung thu xuất hiện các vết mốc hoặc mùi chua thì tuyệt đối không nên ăn (Ảnh minh hoạ)

Bánh trung thu để được bao lâu?

Hiện nay trên thị trường, bên cạnh các loại bánh trung thu được sản xuất bởi các thương hiệu, công ty, nhà máy chuyên nghiệp, theo quy trình bằng máy móc bài bản, còn có cả những loại bánh được làm "hand-made". Hiểu đơn giản, các loại bánh này được các đơn vị nhỏ lẻ làm thủ công, không có sự can thiệp của máy móc chuyên nghiệp.

Cũng bởi vậy, thời gian có thể để, bảo quản 2 loại bánh trung này cũng là khác nhau. Cụ thể, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, hạn sử dụng trung bình của bánh trung thu được làm bởi các công ty, theo dây chuyền chuyên nghiệp vào khoảng 3 tháng.

Bánh trung thu bị nhớt, nứt vỏ thì có ăn được nữa không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

Còn với bánh trung thu hand-made, hạn sử dụng chỉ vào khoảng 7 - 10 ngày kể từ ngày đóng gói. Nguyên nhân cho việc hạn của bánh công ty dài hơn hẳn, gấp nhiều lần so với bánh tự làm đó là do trong quy trình sản xuất, bánh công ty sẽ có lượng nhỏ chất bảo quản, trong ngưỡng cho phép về độ an toàn, giúp bánh để được lâu hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh thời gian trên chỉ áp dụng với các loại bánh còn trong bao bì. Dù là loại bánh nào khi đã được bóc ra khỏi vỏ đều cần sử dụng nhanh nhất, ngay trong ngày. Tránh để bên ngoài ở nhiệt độ thường hay ngay cả trong tủ lạnh nhiều ngày, khiến bánh suy giảm chất lượng hoặc bị hỏng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày