Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, có một mối liên quan nhất định giữa nhóm máu và chỉ số IQ. Những đứa trẻ khác nhau về nhóm máu có khoảng cách nhất định khi so sánh trí thông minh với nhau.
- Hạng nhất: Máu AB
Những người có nhóm máu AB đứng đầu về chỉ số IQ. Nhóm máu AB là sự kết hợp giữa nhóm máu A và nhóm máu B, hội tụ ưu điểm của cả 2 nhóm máu.
Người ta nói rằng, chỉ có 9% người trên thế giới có nhóm máu này, vì vậy nó vô cùng quý giá.
Trên thực tế, các chuyên gia cũng nhận thấy những đứa trẻ có nhóm máu AB thường sống có lý trí, hoạt bát. Trẻ thuộc nhóm máu này cũng nhạy cảm, tỉ mĩ, có năng lực học tập tốt, xu hướng nổi bật giữa đám đông.
- Hạng 2: Máu O
Nhóm máu O được coi là "nhóm máu cổ nhất", tồn tại từ rất lâu đời và có nguồn gốc xa xưa nhất trong lịch sử của loài người. Nó cũng được gọi là nhóm máu "toàn năng", ngoài lợi thế trong việc truyền máu, trí thông minh của những người có nhóm máu O cũng rất xuất sắc.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ em có nhóm máu O có vùng hồi hải mã phát triển tốt hơn so với các nhóm máu khác, có nghĩa là trí thông minh bẩm sinh của chúng cao hơn, đặc biệt là trong việc ghi nhớ và học thuật.
- Hạng 3: Máu A
Số lượng người thuộc nhóm máu A rất đông, những đứa trẻ có nhóm máu này sở hữu IQ mức trung bình.
Mặc dù những người mang nhóm máu này có khả năng học hỏi kém và chậm tiếp nhận cái mới nhưng ưu điểm lớn nhất là họ có tính nghiêm khắc, sống lý trí, thực tế, có khả năng quan sát và tập trung cao độ. Họ còn có tinh thần trách nhiệm tập thể mạnh mẽ và có tầm nhìn tốt về bức tranh toàn cảnh.
Người ta cho rằng, 43% người Đức vốn nổi tiếng tỉ mỉ và cẩn thận thuộc nhóm máu A.
- Hạng 4: Máu B
Mặc dù xếp hạng cuối cùng nhưng không có nghĩa là người mang nhóm máu B không thông minh, những đứa trẻ thuộc nhóm máu này có tính cách hướng ngoại, hoạt bát, sống thiên về cảm xúc và tình cảm.
Tuy nhiên, những đứa trẻ có nhóm máu B có thiên hướng về nghệ thuật, có kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ mạnh mẽ và thể hiện sự nhiệt tình tuyệt vời đối với mọi người.
Mặc dù chỉ số IQ của trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền như nhóm máu, tính cách nhưng sự đồng hành và giáo dục của cha mẹ cũng rất quan trọng.
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) chỉ ra rằng, giai đoạn "vàng" phát triển não bộ trong đời trẻ rất ngắn, đặc biệt trước 6 tuổi đóng vai trò quyết định.
Trí thông minh bẩm sinh của mỗi đứa trẻ khác nhau và không thể thay đổi được. Tuy nhiên, có nhiều cách để giúp trẻ phát triển và tăng cường khả năng học tập và trí tuệ. Dưới đây là một số cách để cải thiện IQ của một đứa trẻ:
- Cung cấp một môi trường học tập tích cực và khuyến khích trẻ học hỏi
Tạo ra một môi trường học tập tích cực, tạo động lực cho trẻ học tập và khuyến khích trẻ học hỏi. Có thể tạo ra một không gian học tập tại nhà, cung cấp tài liệu học tập phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ.
- Đọc sách và kể chuyện cho trẻ
Đọc sách và kể chuyện cho trẻ giúp cho trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và tăng cường khả năng hiểu biết.
- Phát triển kỹ năng xã hội
Phát triển kỹ năng xã hội cũng là một cách để cải thiện IQ của trẻ. Khi trẻ có kỹ năng xã hội tốt, chúng có thể tương tác và học hỏi từ những người xung quanh mình.
- Tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh giúp cho trẻ phát triển cơ thể và não bộ khỏe mạnh, từ đó tăng cường khả năng học tập và trí tuệ.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, chơi nhạc, thủ công... giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và kỹ năng sáng tạo.
Tóm lại, việc cải thiện IQ của trẻ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố bẩm sinh mà còn phụ thuộc vào sự phát triển và khuyến khích của môi trường xung quanh trẻ.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo