Bạn sẽ được gì khi chọn học tại một trường “Đại học Gen Z”?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 10/09/2020

Bạn đã nghe quá nhiều về những người trẻ Gen Z - tức thế hệ sinh ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Vậy còn một trường “Đại học Gen Z” thì sao?

Một cách tất yếu, khi thế hệ sinh vào đầu những năm 2000 trở thành chủ nhân của giảng đường, một số mô hình đại học truyền thống đã dần chuyển mình để trở nên trẻ trung, tương thích hơn với những người trẻ ưa trải nghiệm này. Nếu bạn đang (hoặc sắp) bước vào ngưỡng cần chọn lựa một trường đại học, hãy thử check "profile" một kiểu đại học Gen Z để xem tại sao mình nên chú ý đến những ngôi trường này nhé!

Chân dung "Đại học Gen Z" - nơi bạn luôn luôn... bận rộn

Một trong những khía cạnh độc đáo của Gen Z là xu hướng thích... giao tiếp trực tiếp, dù bản thân họ lớn lên với công nghệ và hầu như không thể thiếu smartphone. Thế nên, đặc trưng nổi bật của các "Đại học Gen Z" là môi trường cởi mở, giàu tính kết nối, nhiều hoạt động ngoại khóa offline tạo cơ hội mở rộng mạng lưới các mối quan hệ cho sinh viên.

Bạn sẽ được gì khi chọn học tại một trường “Đại học Gen Z”? - Ảnh 1.

Một buổi offline CLB Guitar của sinh viên trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

Và vì sinh viên ưa thích trải nghiệm, hứng thú nhiều hơn với việc... tự làm (theo đúng nghĩa đen), hình thức học tập thông qua các dự án, tổ chức sự kiện hoặc đơn giản là học thao tác, thực hành với máy móc thiết bị chuyên nghiệp luôn được ưu ái.

Như tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), nơi được biết đến với môi trường năng động và có thể xem như một "Đại học Gen Z" điển hình, sinh viên các ngành Kinh doanh - Thương mại - Dịch vụ thường xuyên bận rộn với việc lập dự án, lên kế hoạch, tổ chức sự kiện, mô phỏng doanh nghiệp cùng hàng loạt kiểu làm việc khác để hoàn thành mục tiêu. Trong khi đó, sinh viên ngành Công nghệ - Kỹ thuật dành rất nhiều thời gian ở các phòng Lab để nghiên cứu, bào chế, test chất lượng... trước khi ra mắt sản phẩm - tương tự như mô hình R&D trong doanh nghiệp.

Bạn sẽ được gì khi chọn học tại một trường “Đại học Gen Z”? - Ảnh 2.

Nghiên cứu phát triển sản phẩm & test chất lượng - quy trình quen thuộc với nhiều sinh viên nhóm ngành công nghệ

Trong thời đại kết nối toàn cầu, mô hình hội nhập cũng được nhiều "Đại học Gen Z" chú trọng. Hoạt động giao lưu quốc tế, các chương trình trao đổi hay hoạt động học thuật, hoạt động cộng đồng theo hướng đa văn hóa - đa quốc gia chính là hình thức phổ biến nhất của mô hình hội nhập. Lại thêm một lý do để sinh viên các trường đại học này "bận rộn" rồi!

Sinh viên Gen Z: Năng động, tự tin và... hơn thế nữa

Chọn một trường "Đại học Gen Z" là chọn thời sinh viên đầy trải nghiệm, luôn bận rộn và không ít khi "vất vả". Hãy nghĩ tới việc bạn thích biểu diễn, "trót" tham gia một CLB văn nghệ, "trót" được bầu giữ một vị trí leader và giờ thì phải đứng đầu một sự kiện nghệ thuật xem! Nhưng điều tích cực là mọi trải nghiệm đều có giá trị của nó - ít nhất là nếu bản thân bạn yêu thích, bạn sẽ luôn tìm thấy niềm vui trong những trải nghiệm của mình.

Huyền Thương (sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, thành viên CLB Văn nghệ Keiko - HUTECH) chia sẻ: "Khi học cấp 3 em khá nhút nhát, ngại đám đông, ngại giao tiếp nữa, mặc dù em rất thích múa. Nên khi vào đại học em muốn chọn một trường có nhiều hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trau dồi kỹ năng. Từ khi vào trường, tham gia CLB em gặp được nhiều bạn cũng thích múa như mình, giao tiếp khá hơn, và dần dần không sợ đám đông nhiều như trước. Em cũng học được nhiều kinh nghiệm về việc chăm sóc và rèn luyện cơ thể để múa tốt hơn từ các anh chị trong CLB".

Bạn sẽ được gì khi chọn học tại một trường “Đại học Gen Z”? - Ảnh 3.

Các thành viên CLB Văn nghệ keiko trong một sự kiện nghệ thuật tự tổ chức

Nếu kỹ năng mềm là chất xúc tác thì cốt lõi cho sự tự tin của người trẻ hiện đại chính là hiểu biết - trước hết trong lĩnh vực chuyên môn. May mắn thay, những ngày tháng bận rộn học theo dự án, mô phỏng doanh nghiệp hay nghiên cứu sản phẩm đã kịp giải bài toán này. Không chỉ hình thức học tập đa dạng, không gian mô phỏng - thực hành chuyên nghiệp mà nhiều trường "Đại học Gen Z" mạnh tay đầu tư cũng là điểm cộng đáng ghi nhận, tạo điều kiện cần thiết để mỗi giờ học của sinh viên trở thành một giờ "career tour" thực thụ.

Bạn sẽ được gì khi chọn học tại một trường “Đại học Gen Z”? - Ảnh 4.

Trong không gian thực hành chuyên nghiệp, mỗi giờ học của sinh viên HUTECH là một "career tour"

Chính từ việc liên tục "tự khám phá", các bạn chủ động hơn và làm chủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn một cách hiệu quả - theo cách mà thế hệ Z "chiếm lĩnh" thế giới hiện đại. Giống như một chiếc iPhone, quan trọng không chỉ là đa tính năng mà còn luôn "mượt" trong từng tính năng, sinh viên từ một trường "Đại học Gen Z" không chỉ thể hiện hình ảnh năng động, tự tin mà quan trọng nhất là giàu trải nghiệm và luôn bản lĩnh.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày