Bán lợn cho cháu vay 20 triệu tiền đi học, 18 năm sau tôi nhận lại một chiếc chìa khoá: Cuộc sống giàu có bắt đầu từ đây!

Nguyệt , Theo Markettimes 06:35 20/08/2024
Chia sẻ

Cơ hội chỉ đến với những người thực sự nỗ lực, và tiền bạc chỉ nên được tặng cho những ai xứng đáng với chúng.

*Dưới đây là chia sẻ của anh Lý Hữu Tài trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

01

Năm 1984, tôi được sinh từ một gia đình nhiều đời làm nghề nông ở tỉnh Hồ Nam. Tuổi thơ của tôi trôi qua khó khăn vô cùng. Hàng ngày tôi phải dậy sớm trước khi bình minh để cho lợn ăn. Sau giờ học buổi sáng, tôi sẽ ra đồng làm việc đến tận khi mặt trời khuất bóng.

Nhưng cuộc sống khó khăn không cản được cơn khát tìm kiếm tri thức của tôi. Buổi tối, sau khi các em đã ngủ, tôi sẽ thắp ngọn đèn dầu trong góc nhà và học bài đến nửa đêm. Nhờ chăm chỉ học tập, nên tôi luôn duy trì thành tích học tập tốt nhất lớp từ bậc Tiểu học cho đến bậc Trung học phổ thông.

Tôi là con cả trong nhà, đằng sau còn có 4 người anh em. Để tôi có cơ hội được đến trường, ông nội và bố đã đưa ra một quyết định khó khăn là cho những người em của tôi nghỉ học. Tôi chỉ biết được sự thật này vài năm sau đó. Khi đó, mãi đến khi tôi có cơ hội trò chuyện với các em, tôi mới biết họ đã tự nguyện từ bỏ cơ hội đến trường để trao hy vọng cho tôi.

Năm 2006, tôi thi đậu Đại học với thành tích xuất sắc nhất vùng, trở thành tân sinh viên của trường Đại học Nam Kinh. Thời điểm đó, cả nhà tôi đắm chìm trong niềm vui, nhưng đôi khi tôi sẽ thấy bố ngồi trong góc nhà, gặm nhấm từng điếu thuốc lá này đến điếu thuốc lá khác. Một hôm, bố gọi tôi vào phòng, lấy ra một chiếc túi đựng tiền tiết kiệm của gia đình. Ông đếm từng tờ tiền trong túi và nhận ra rằng chúng còn chưa có đủ 5.000 tệ (17 triệu).

Bán lợn cho cháu vay 20 triệu tiền đi học, 18 năm sau tôi nhận lại một chiếc chìa khoá: Cuộc sống giàu có bắt đầu từ đây!- Ảnh 1.

Lúc đó, tôi không biết Đại học Nam Kinh cách đây bao xa, chỉ biết chúng cách tỉnh Hồ Nam tôi đang sinh sống một chuyến tàu ngắn. Nhưng tôi vẫn luôn hiểu, chi phí học tập cách quá xa với điều kiện tài chính của gia đình tôi thời điểm bấy giờ. Tối hôm đó, mặc dù bố nở cụ cười nhưng tôi biết trong lòng ông rất nặng nề và có sự xấu hổ với tôi.

Sáng ngày hôm sau, bố đánh thức tôi dậy từ sớm, nắm tay tôi đi gặp dì ba để vay tiền đóng học. Dì ba là em gái ruột của bố. Dì lấy chồng ở huyện, chồng dì làm dược sĩ. Điều kiện tài chính của nhà dì khá sung túc và tốt hơn gia đình tôi rất nhiều.

Đến nhà dì ba, bố tôi đi thẳng vào vấn đề, đó là hỏi vay dì 5.000 tệ để tôi có thể đi học. Nhưng dì bà kiên quyết từ chối, nói rằng tiền bạc gia đình đang eo hẹp nên không đủ khả năng cho chúng tôi vay. Cha tôi thở dài và nhanh chóng rời đi. Còn trong thân tâm tôi, tôi biết nguyên nhân lớn nhất khiến dì từ chối vì ghen tỵ tôi được nhận vào một trường đại học tốt, nhưng con trai dì lại thi trượt.

Dọc đường đi về nhà, tôi nhìn cha, thấy sắc mặt ông u ám còn bóng lưng gù xuống, đầy mệt mỏi. Đây là lần đầu tiên tôi nhận thức được ước mơ đến trường đã tan vỡ. "Cha đã không thể thoát nghèo, còn mình sẽ chịu chung số phận như vậy sao?" - tôi tự hỏi chính mình.

02

Khi tôi đã gần như từ bỏ ước mơ đi học thì sáng hôm sau, một người bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà tôi. Đó là chú hai, một người em họ của bố. Dù là người thân của tôi nhưng thực lòng, tôi không tiếp xúc nhiều với chú hai. Chú là người khép kín và không thích nói chuyện. Chú hai có tật ở chân, chỉ có thể dùng tay chống xuống đất đi lại nên mọi người càng xa lánh chú. Chú sống một mình ở góc làng, sống lặng lẽ ngày này qua ngày khác mà không giao tiếp với ai.

Ngày hôm đó, chú hai bước vào nhà và đưa cho bố tôi một túi đồ. Bố mở ra và thấy bên trong có 6.000 tệ (20 triệu) tiền mặt. Tôi và bố đều sửng sốt, bố liền vội vàng hỏi chú có chuyện gì đang xảy ra.

Bán lợn cho cháu vay 20 triệu tiền đi học, 18 năm sau tôi nhận lại một chiếc chìa khoá: Cuộc sống giàu có bắt đầu từ đây!- Ảnh 2.

Chú hai tiếp lời bố: "Nghe nói cháu trai đang lo lắng về vấn đề học phí nên em đã bán lợn. Nếu cháu có tài thì hãy cầm lấy tiền và chăm chỉ học tập".

Trong phút chốc, tôi không thể tin vào tai mình. Chú hai của tôi bị tàn tật từ nhỏ, chỉ kiếm sống bằng nghề nuôi lớn. Cuộc sống của chú không hề dễ dàng, vậy mà chú đã dành hết tiền tiết kiệm cho tôi.

Nhìn bóng lưng thấp bé của chú hai, tôi vừa nói lời cảm ơn chú, vừa rơi nước mặt. Tôi nhận ra, tôi có thể thay đổi vận mệnh của mình nhờ vào nỗ lực làm việc chăm chỉ của nhiều thế hệ trong gia đình. Giờ đây, tôi đã hiểu ai mới là người thực sự đối xử tốt với mình.

03

Tôi cầm 10.000 tệ (34 triệu) của bố và chú hai rời Hồ Nam để đến Nam Kinh, bắt đầu thực hiện ước mơ của mình. Tôi biết mình đã có thể học tại một trong những trường Đại học hàng đầu ở Trung Quốc - nơi tôi thể hiện tài năng của mình.

Thời sinh viên, tôi không dám lơ là chuyện học và tích cực tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Để thuận lợi lấy được bằng tốt nghiệp, tôi đã không về nhà trong suốt 4 năm đại học. Tôi ở lại Nam Kinh ngay cả trong kỳ nghỉ đông và kỳ nghỉ hè để làm việc việc bán thời gian, từ đó kiếm thêm tiền đi học.

Năm 2010, tôi tốt nghiệp đại học và tìm được việc làm tốt ở Nam Kinh. 6 năm sau, tôi giành được vị trí quản lý cấp trung trong một công ty lớn và sau đó bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình với một vài người bạn. Tính đến nay khoảng 10 năm, tôi đã tích lũy được một số tiền tiết kiệm lớn trong vài năm qua.

Bán lợn cho cháu vay 20 triệu tiền đi học, 18 năm sau tôi nhận lại một chiếc chìa khoá: Cuộc sống giàu có bắt đầu từ đây!- Ảnh 3.

Mỗi năm về quê, nhìn thấy chú hai vẫn sống trong căn nhà nhỏ ở cuối làng, lòng tôi không khỏi xót xa. Năm 2021, tôi đưa ra một quyết định quan trọng, đó là bỏ ra gần 1 triệu tệ (3,4 tỷ) để xây dựng căn nhà 3 tầng, rộng 90m2 dành tặng chú hai. Để thuận tiện cho chú hai chăn nuôi lợn, tôi còn sửa sang trang trại lợn của chú, sắm thêm một số thiết bị hiện đại.

Tết Nguyên đán vừa rồi, tôi về quê và đưa chú chìa khoá căn nhà mới. Nhìn thấy cảnh chú hai dọn vào nhà, tôi cảm nhận được tầm quan trọng của việc nỗ lực để thay đổi vận mệnh của mình. Ngoài ra, chứng kiến chú hai ngày một già đi, tôi còn đề nghị chú chuyển về ở cùng bố để tôi tiện chăm sóc 2 người

Thỉnh thoảng gặp lại dì ba, dì ấy có nói bóng gió về việc tôi xây nhà cho chú hai. Tôi chỉ đáp lại dà một cách xã giao, bởi vì tôi biết ai mới là người đã không dang vòng tay giúp đỡ mình khi gặp khó khăn. Cuộc đời này đã dạy tôi, cơ hội chỉ đến với những người thực sự nỗ lực, và tiền bạc chỉ nên được tặng cho những ai xứng đáng với chúng.

Nguồn: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày