Có một cô bé đi làm được ba năm hỏi tôi: "Chị ơi, bạn cùng lớp đại học của em, có người lương gấp đôi em rồi, em thì cứ thế này, làm sao bây giờ?"
Đây có lẽ là câu hỏi phổ biến đối với những người mới đi làm. Bạn cùng lớp đại học, đều là người thân quen, ra trường lương mọi người đều như nhau, rồi tự dưng có vài người lương cao chót vót, hơn hẳn mọi người, mà những người đó có khi thành tích học tập cũng không có gì xuất sắc, như thế sao mà không lo cho được.
Tôi nói với cô gái này ba điều.
Ba năm đầu đi làm là quá trình chọn công việc, thực ra rất ít người có thể chỉ làm một công việc trong nhiều năm, mười năm sau chưa chắc bạn đã làm công việc mà khi mới ra trường làm.
Nói ngay bạn đại học của tôi, học thạc sĩ quản trị kinh doanh là một bước ngoặt trong hơn chục năm đi làm của cậu ấy. Trước khi học thạc sĩ, cậu ấy cũng chỉ là một người nhân viên bình thường, sáng 8 giờ đi làm chiều 5 rưỡi về, nhưng sau khi học thạc sĩ, cậu ấy đã đi làm cho một công ty nước ngoài và còn mở công ty nữa.
Còn một người bạn đại học khác của tôi, sau khi tốt nghiệp đã làm việc ở một công ty chế biến thực phẩm được ba năm thì nhảy sang một công ty bảo hiểm làm việc, hiện tại cậu ấy làm trưởng phòng cho một công ty vận chuyển.
Thật ra đối với đa số mọi người, công việc mà bản thân lựa chọn khi vừa tốt nghiệp đại học chưa chắc đã đúng với chuyên ngành. Thế giới này thay đổi quá nhanh, nên công việc đầu tiên của bạn chưa chắc đã là một sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với sở trường và sở thích bản thân.
Ba năm đầu tiên mới ra trường, bạn có thể thông qua việc đi làm để tìm ra công việc mà bạn yêu thích. Nếu bạn có thể tìm thấy công việc đó, thì hãy cố gắng theo đuổi, làm đến cùng vì dù sao sau này bạn còn có đến mấy chục năm để đi làm.
Tất nhiên trong quá trình tìm kiếm đó chắc chắn sẽ phải trả giá.
Ví dụ như khi bạn tôi để tìm ra công việc phù hợp, cậu ấy đã nhảy việc. Hồi mới chuyển sang công ty bảo hiểm, mặc dù là người đã đi làm năm sáu năm nhưng lương của cậu ấy cũng chỉ bằng những người mới đi làm được một hai năm. Có lẽ lúc ấy cậu ấy cũng cảm thấy rất lo lắng, nhưng đây là cái giá phải trả cho sự đổi việc.
Tôi có một người bạn học cùng đại học, sau khi tốt nghiệp cậu ấy không làm ở Hà Nội, mà trở về quê làm việc cho một công ty địa phương. Lương cậu ấy tuy thấp hơn chúng tôi, nhưng so với mặt bằng chung ở quê là khá ổn, hơn nữa còn được ở gần gia đình, bố mẹ.
Không ngờ đi làm vài vài ba năm thì công ty phá sản, cậu ấy bị thất nghiệp.
Cơ hội việc làm ở quê không nhiều như thành phố nên cậu ấy tìm mãi không được việc.
Cuối cùng, cậu ấy quyết định cùng chồng mở công ty.
Tiếng Anh cậu ấy tốt, lại thêm chồng cậu ấy cũng rất giỏi nên công ty càng ngày càng ăn nên làm ra. Bây giờ một năm chắc cũng phải thu được chục tỉ hơn chục tỉ tiền lợi nhuận.
Nghĩ lại, hồi mới tốt nghiệp, lương cậu ấy đều thấp hơn chúng tôi, thậm chí ra trường được vài năm còn bị thất nghiệp.
Nhưng bây giờ, thu nhập của cậu ấy cao hơn chúng tôi nhiều.
Ba năm đầu mới đi làm, dù lương có thấp hơn một nửa thì ba năm cũng chỉ tầm 200 triệu. Nhìn về lâu về dài thì 200 triệu này cũng chẳng là cái gì. Vì thế đừng đắn đo, hơn thua nhiều quá.
Lương là thị trường dành cho bạn chứ không phải sếp cho bạn.
Có lẽ sẽ có người không hiểu câu này, lương chẳng lẽ không phải là do sếp cho ư?
Thực ra không phải, lương của bạn là do thị trường cho.
Giả sử bạn là một phiên dịch viên, lương phiên dịch hiện tại là 10 - 15 triệu, nhưng công ty chỉ trả bạn 8 triệu, vậy thì đơn giản, bạn chuyển công ty là được.
Tất nhiên câu chuyện sẽ không đơn giản như thế, vì có một thứ gọi là "lợi nhuận dài hạn cao" và "lợi nhuận ngắn hạn cao" .
Nghĩa là sao?
Ví dụ nếu một công ty trả bạn 12 triệu nhưng công ty này tương lai phát triển không tốt, địa vị không cao.
Một công ty khác trả 8 triệu, nhưng đây là công ty mới lập, nên cơ hội thăng chức tăng lương rất tốt.
Trong trường hợp này, 12 triệu không còn sức thu hút như trước nữa.
Thị trường lao động cũng giống như thị trường chứng khoán, tuy sẽ có lúc bị biến động giá cả nhưng cuối cùng vẫn đâu vào đấy.
Một người thực sự có khả năng có thể sẽ nhận một mức lương thấp hơn trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, thị trường lao động chắc chắn sẽ mang đến một câu trả lời hợp lý.
Dù sao, bạn luôn có thể đổi việc và công ty tốt hơn bất cứ lúc nào bạn muốn.
Mức lương hàng tháng chỉ bằng một nửa của các bạn cùng lớp. Đây thực sự là một điều khiến người ta lo nghĩ, nhưng chỉ khi nhìn vấn đề này theo góc độ về lâu về dài, chúng ta mới có thể đưa ra lựa chọn chính xác.
Lương quan trọng không? Tất nhiên rất quan trọng, nhưng trong ba năm đầu đi làm, điều bạn nên quan tâm không chỉ là lương, mà là tìm ra hướng phát triển đúng đắn, phù hợp với bạn.
Chúc bạn thành công.