Bản chất của giáo dục sớm là gì?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 20/02/2019
Chia sẻ

Người người nhà nhà nói về giáo dục sớm bằng những lời hoa mỹ: Giáo dục nhân cách, hình thành nhân phẩm, thông minh xuất chúng… Tuy nhiên, với tôi, giáo dục là một hệ thống cần liên tục và thống nhất, luôn luôn học và trau dồi. Vậy, bản chất của giáo dục sớm là gì?

Hãy tưởng tượng con bạn là một bờ tường được dựng nên bởi các viên sỏi. Lặp lại: Sỏi, không phải bê tông. Và việc con phát triển và đi xa tương tự như bức tường có được xây cao và chắc hay không. Thế giáo dục sớm là gì?

Bản chất của giáo dục sớm là gì? - Ảnh 1.

Giáo dục sớm là việc chúng ta đặt các viên sỏi đầu đời làm móng cho bức tường đó, nên:

Nếu tường có một nền móng chắc chắn ngay từ đầu, thì việc xây nó lên cao sẽ dễ dàng hơn. Nếu không, càng về sau, nếu muốn lên cao thì chỉ có cách… đập hết xây lại từ đầu (nhưng không dễ dàng, lại còn tốn chi phí). Đó là tường, chứ nếu là con người thì… rất khó để "làm lại từ đầu".

Việc lắp tường sỏi cao đó cao được bao nhiêu còn phụ thuộc vào bản chất của viên sỏi và cách bày trí các viên sỏi cho khớp, cho trúng với bản chất của từng viên. Ví dụ con thích học giỏi nhạc mà cứ hướng con đi dạy toán (do sở thích của cha mẹ, do "trend") thì đó là sai lầm.

Có nền tảng tốt, nền móng vững chắc rồi mà không xây thêm các viên sỏi khác thì nó đơn thuần và mãi mãi cũng chỉ là một bức tường thấp, không thể vươn cao, vươn xa.

Con người có một giới hạn nhất định. Cũng với chừng đó số lượng sỏi mà biết xếp vào khu vực có nền móng chắc nhất và các "mối nối" tốt nhất, với các viên sỏi tốt nhất thì bức tường sẽ cao nhất và bền nhất. Nói cách khác, có nền tảng tốt cho trẻ, tìm đúng sở trường của trẻ, trau dồi liên tục cho trẻ thì trẻ sẽ phát triển tối ưu nhất.

Ba mẹ nên hiểu rằng, càng về sau việc xếp các viên sỏi lên tường là càng khó. Con người cũng vậy, càng về sau học càng chậm, càng khó tiếp thu.

Giáo dục sớm không phải là phương thuốc màu nhiệm. Nó chỉ "màu nhiệm" đối với ai hiểu hết ý nghĩa và sự quan trọng của giáo dục sớm đối với con trẻ.

Chúc ba mẹ thành công!

Bản chất của giáo dục sớm là gì? - Ảnh 2.

Phùng Thị Hải Âu – Chuyên gia lĩnh vực giáo dục sớm cho trẻ em


Phùng Thị Hải Âu - Sinh năm 1986

Bắt đầu làm việc trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2008 và giáo dục sớm từ năm 2010, chị hiện là chủ sở hữu và sáng lập iBS Việt Nam – Trường song ngữ chuẩn Anh Quốc và đồng thời là CEO của CitySmart Việt Nam.

Chị Hải Âu là một CEO đam mê giáo dục sớm cho trẻ với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các chương trình giáo dục sớm từ các quốc gia phát triển như:

- Chương trình FasTracKids từ Hoa Kỳ;

- Chương trình Helen O’Grady Drama từ Singapore;

- Chương trình Harmony Road từ Singapore;

- Chương trình Maple Bear từ Canada.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày